Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống ít nước có khiến nam giới khó lên đỉnh?

Tình trạng mất nước có thể làm giảm lượng máu và ảnh hưởng đến tâm trạng. Vì vậy, có ý kiến cho rằng uống đủ nước có thể giúp duy trì sự cương cứng.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là khi một người đàn ông gặp khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Tình trạng này lặp đi lặp lại kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, làm căng thẳng mối quan hệ lứa đôi. Ước tính có khoảng 30 triệu nam giới trải qua tình trạng này vào một thời điểm nào đó. Một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến rối loạn cương dương.

Theo bác sĩ khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, rối loạn cương dương thường biểu hiện bằng các hình thái: dương vật khó cương, cương nhưng không đủ cứng, có thể tự mềm khi đang quan hệ. Liệt dương là mức độ cao nhất của rối loạn cương dương.

Tuy rối loạn cương dương là một bệnh lý phổ biến nhưng vì là vấn đề nhạy cảm của nam giới nên ít khi được nêu lên hay bàn thảo. Rất may, đây là bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Cơ thể mất nước có liên quan đến rối loạn cương dương không?

Uống ít nước có khiến nam giới khó lên đỉnh? - 1

Mất nước thường là tình trạng tạm thời và thường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra rối loạn cương dương lâu dài.

(Ảnh minh họa: G.H)

Rối loạn chức năng cương dương có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả tình trạng mất nước của cơ thể hay mức độ hydrat hóa. Theo Medical News Today, mất nước là sự giảm đáng kể lượng nước cơ thể, và ở mức độ khác nhau có kèm theo giảm cả các chất điện giải. Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm khát, li bì, niêm mạc khô, giảm lượng nước tiểu và khi mức độ mất nước tiến triển hơn sẽ dẫn đến nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và sốc.

Một số yếu tố cần thiết để một người đàn ông đạt được và duy trì sự cương cứng. Quá trình này bao gồm:

  • Kích thích tình dục hoặc các thông điệp được gửi đến não để kích thích lưu lượng máu đến dương vật.
  • Tăng lưu lượng máu vào hai khoang trong dương vật được gọi là thể hang dẫn đến dương vật sưng và trở nên cương cứng. 
  • Khi một người đàn ông xuất tinh, máu sẽ rời khỏi các khoang, và sự cương cứng sẽ biến mất.

Mức độ hydrat hóa của một người có thể ảnh hưởng đến rối loạn cương dương tạm thời. Cơ thể thiếu nước làm hạn chế sự lưu thông, tuần hoàn của máu. Điều này làm suy yếu lưu lượng máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả dương vật. Có rất ít nghiên cứu xem xét liệu mất nước có trực tiếp gây ra rối loạn cương dương hay không, vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn.

Ngoài ra, khi một người bị mất nước, cơ thể của họ giải phóng một lượng lớn hơn enzyme angiotensin I, dẫn đến co thắt các mạch máu. Sự hiện diện của angiotensin II, mà cơ thể tạo ra từ angiotensin I, có liên quan đến rối loạn chức năng tình dục trong các nghiên cứu trên động vật, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm về cách điều này ảnh hưởng đến con người.

Bên cạnh đó, tâm trạng cũng có liên quan đến tình trạng mất nước. Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2011 cho thấy mất nước nhẹ có liên quan đến suy giảm trí nhớ, căng thẳng và lo lắng ở nam giới.

Trạng thái tinh thần của một người có thể ảnh hưởng sâu sắc đến ham muốn tình dục và tình trạng cương dương của họ. Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và căng thẳng đều có thể góp phần gây ra chứng rối loạn cương dương. Do đó, những thay đổi tâm trạng liên quan đến mất nước có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Tuy nhiên, mất nước thường là tình trạng tạm thời và thường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra rối loạn cương dương lâu dài.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương

Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp tình trạng này. Một số bệnh ảnh hưởng đến lưu lượng máu có thể gây ra rối loạn cương dương như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiền sử sử dụng rượu và thuốc lá, tiền sử chấn thương não hoặc tủy sống, bệnh đa xơ cứng, Parkinson, phẫu thuật bàng quang hoặc tuyến tiền liệt…

Một số loại thuốc cũng liên quan đến rối loạn này như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc giảm đau.

Ngoài ra, rối loạn sức khỏe tâm thần, lo lắng đều có thể góp phần gây rối loạn cương dương ở nam giới.

Rối loạn cương dương là một tình trạng phổ biến và thường có thể điều trị được. Điều trị rối loạn cương dương tốt nhất hiện nay là phải điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn. 

Với người có tuổi, nếu nguyên nhân là sự suy giảm hormone gây ra rối loạn cương dương thì điều trị bằng nội tiết tố thay thế (miếng dán, thuốc tiêm, tiền tố của testosterone). Nếu nguyên nhân là do mạch máu không thể làm đầy hai vật hang thì điều trị bằng các thuốc ức chế PDE 5 (chống chỉ định người bị bệnh tim mạch), tiêm các thuốc giãn mạch, ống hút chân không giúp dương vật cương, thay vật hang nhân tạo (nếu các thuốc giãn mạch không có tác dụng). 

Đối với người trẻ, đa số nguyên nhân là do lối sống, công việc của cả hai vợ chồng như thiếu thời gian, stress, rối loạn tâm lý gây ra. 

Nếu thường xuyên gặp khó khăn trong việc duy trì hoặc duy trì sự cương cứng, bạn nên đi khám để được chẩn đoán.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều gì khiến bạn khó “lên đỉnh”?

Hà An - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm