Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư và chấn thương

Một nghiên cứu mới về sử dụng rượu bia ở các nước thuộc mọi trình độ kinh tế cho thấy mức sử dụng rượu bia hiện nay làm tăng nguy cơ mắc ung thư và chấn thương do rượu bia và không làm giảm nguy cơ tử vong và mắc bệnh tim mạch nói chung.

Sử dụng rượu bia được cho là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây ra tử vong và khuyết tật. Tuy nhiên, sử dụng rượu bia có thể đem lại cả ích lợi và tác hại, và hầu hết những nghiên cứu trước đó được tiến hành ở các nước thu nhập cao. Nghiên cứu mới này đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng rượu bia và kết quả một số bệnh tật lâm sàng ở một nhóm các quốc gia có trình độ kinh tế khác nhau ở cả năm châu lục.
Dữ liệu được thu thập từ 12 nước tham gia nghiên cứu Dịch tễ học Đô thị và Nông thôn về người trưởng thành từ 35-70 tuổi. Các nước thu nhập cao là Thụy Điển và Canada; nước thu nhập trên trung bình là Argentina, Brazil, Chile, Ba Lan, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ; các nước thu nhập dưới trung bình là Trung Quốc và Colombia; và các nước thu nhập thấp là Ấn Độ và Zimbabwe.
Nghiên cứu trên bao gồm 114.970 người trưởng thành, trong đó 12.904 (11%) thuộc các nước thu nhập cao, 24.408 (21%) thuộc các nước thu nhập trên trung bình, 48.845 (43%) thuộc các nước thu nhập dưới trung bình, và 28.813 (25%) thuộc các nước thu nhập thấp. Thời gian theo dõi trung bình là 4,3 năm là 36.030 người (31%) báo cáo mức tiêu thụ rượu bia hiện tại. Mặc dù mức sử dụng rượu bia hiện nay làm giảm 24% nguy cơ đau tim, nhưng nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ lại không giảm.
 
Mức sử dụng rượu bia hiện nay làm tăng 51% nguy cơ mắc ung thư do rượu bia, như các loại ung thư vòm họng, thực quản, trực tràng, gan, vú, buồng trứng, đầu và cổ và làm tăng 29% nguy cơ chấn thương ở người uống rượu bia. Kết hợp các kết quả được báo cáo cho thấy sử dụng rượu bia không đem lại lợi ích nói chung cho cơ thể. Uống rượu bia nhiều và thường xuyên đều có thể làm tăng nguy cơ tử vong nói chung.
Nhóm nghiên cứu cũng cho thấy ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau có sự khác biệt về nguy cơ gặp các kết quả bệnh tật lâm sàng được phân tích trong nghiên cứu (tỷ lệ tử vong, bệnh tim mạch, đột quỵ, đau tim, ung thư, chấn thương, và nhập viện). Ở các nước có thu nhập cao hơn (kết hợp nhóm nước thu nhập cao và trên trung bình) mức uống rượu bia hiện nay làm giảm 16% các nguy cơ nói trên, trong khi ở các nước có thu thập thấp hơn (kết hợp nhóm nước thu nhập thấp và dưới trung bình) mức uống rượu bia hiện nay làm tăng 38% nguy cơ nói trên. 
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Andrew Smyth thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Dân số, Đại học McMaster, Canada cho biết: “Dữ liệu của chúng tôi củng cố lời kêu gọi tăng cường nhận thức toàn cầu về tác hại của sử dụng rượu bia và cần nhận diện và xác định chính xác hơn các nhân tố gây hại của việc sử dụng rượu bia.”
Đồng tác giả nghiên cứu, Salim Yusuf, Giám đốc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Dân số kiêm Chủ tich Liên đoàn Tim mạch Thế giới cho biết thêm: “Vì sử dụng rượu bia đang gia tăng ở nhiều nước, đặc biệt là ở nhóm nước thu nhập thấp và thu nhập dưới trung bình, nguy cơ của rượu bia đối với bệnh tật có thể đã bị đánh giá thấp. Vì thế, cần có các chiến lược toàn cầu để giảm tác hại của việc sử dụng rượu bia.”
Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo vienyhocungdung.vn
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm