Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tưởng vô dụng, nhưng hình như ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng

Ruột thừa hóa ra không hề thừa thãi, mà đóng vai sinh học khá quan trọng trong cơ thể.

Cơ thể của chúng ta có nhiều bộ phận thực sự phải gọi là... vô dụng. Răng khôn là một ví dụ điển hình, và chắc chắn không thể thiếu ông ruột thừa.

Trên thực tế, ruột thừa là một bộ phận chẳng có vai trò gì, lại dễ viêm nhiễm, giống như một quả bom nổ chậm chực chờ phát nổ. Nhiều người thậm chí còn tìm cách cắt bộ phận thừa thãi này đi kể cả khi chưa mắc bệnh.

Tuy nhiên mới đây, theo một nghiên cứu từ ĐH Midwestern thì có vẻ như ruột thừa đóng vai trò quan trọng nào đó về mặt sinh học, vì loài người chưa sẵn sàng từ bỏ nó.

Tại sao không bỏ ruột thừa?

Cụ thể, nhóm chuyên gia quyết định theo dõi nhiều thế hệ của trên 533 loài động vật. Họ quan sát xem ruột thừa có bao giờ mất đi hay xuất hiện trong các thế hệ sau không?

Kết quả, ruột thừa tái xuất ít nhất là 29 lần, thậm chí lên tới 41 lần trong toàn bộ hành trình tiến hóa của chúng. Chỉ có 12 lần hoàn toàn biến mất.

"Số liệu này là một bằng chứng vững chắc cho thấy tỉ lệ có ruột thừa lớn hơn nếu xét theo quy tắc tiến hóa chọn lọc" - nhóm chuyên gia phát biểu. "Chúng ta nhờ đó có thể loại bỏ giả thuyết ruột thừa là một bộ phận sót lại trong quá trình tiến hóa".

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã luôn tìm kiếm một tác dụng cụ thể của ruột thừa. Cho đến nay, bằng chứng thuyết phục nhất là ruột thừa giống như một nơi dự trữ lợi khuẩn, có thể ngăn một số vi khuẩn có hại xâm nhập.

Và nay, các chuyên gia đã tiếp cận ở một hướng khác và đã thu được hiệu quả. Theo các chuyên gia: "Ruột thừa gần như không bao giờ biến mất trong chuỗi tiến hóa một khi nó đã xuất hiện". Dù "vô dụng", nhưng cơ thể chưa khi nào chối bỏ nó, dù cho cái giá phải trả là quá đắt.

Ghi nhận từ nhóm nghiên cứu cho thấy rằng những sinh vật có ruột thừa thường có cả mật độ tập trung tế bào lymphoid (bạch huyết bào) - cũng chính là kháng thể - trong manh tràng. Điều đó chứng tỏ, ruột thừa có một vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của sinh vật.

Ruột thừa có một vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của sinh vật.

"Thực ra mối liên hệ giữa ruột thừa và bạch huyết trong manh tràng đã từng được đưa ra tranh luận, nhưng đây là lần đầu tiên nó được xác nhận bằng các số liệu cụ thể" - nhóm trả lời.

Nghiên cứu hiện vẫn còn rất nhiều điều phải làm trước khi chính thức đưa ra kết luận. Từ giờ cho đến lúc đó, hãy cứ để cho bộ phận thừa thãi đáng thương của chúng ta được yên đi.

Nghiên cứu được công bố trên trang Comptes Rendus Palevol.

Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2024

    Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

    Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

  • 17/05/2024

    Những loại thực phẩm không nên rửa trước khi ăn

    Nhiều người luôn nghĩ tất cả các loại thực phẩm trước khi chế biến đều phải rửa kĩ, rửa sạch. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Vậy đâu là loại thực phẩm bạn cần rửa, đâu là loại thực phẩm không cần rửa, hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 17/05/2024

    Sai lầm khi đánh răng có thể khiến răng ố vàng

    Thói quen không làm ướt bàn chải khi đánh răng có thể khiến răng bạn chuyển sang màu vàng.

  • 16/05/2024

    Luyện tập thể thao – Bí quyết giữ gìn sức khỏe mùa thi

    Đứng trước những kì thi quan trọng, cả cơ thể và não bộ của chúng ta thường xuyên có tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh việc ôn tập kiến thức, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng là một giải pháp rất hiệu quả giúp các sĩ tử giảm căng thẳng, bao gồm việc luyện tập thể dục.

  • 15/05/2024

    Người bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những gì bạn ăn trong ngày có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vậy người thường xuyên bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

  • 15/05/2024

    Tại sao cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ?

    Thời thơ ấu của một người có thể đặt nền tảng cho việc học tập, hành vi, cũng như sức khỏe của một người xuyên suốt cả cuộc đời - bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Trên thực tế, có nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, các sự kiện lớn, kinh nghiệm sống và các thói quen kém lành mạnh… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • 15/05/2024

    Những biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của mảng bám trong các động mạch, làm cho chúng cứng và thu hẹp. Tình trạng này phát triển chậm dần qua nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ khác nhau.

  • 15/05/2024

    Làm thế nào để bảo vệ làn da khi hoạt động ngoài trời?

    Hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt của mùa Hè làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da. Áp dụng các biện pháp chống nắng kỹ càng giúp bạn bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím.

Xem thêm