Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sự thật thú vị về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch chính là đội quân bảo vệ của cơ thể. Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các tác nhân có thể gây hại cho nó, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Hệ miễn dịch có một số “chiến binh” thực hiện nhiệm vụ này một cách rất thú vị.

Những sự thật thú vị về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch sẽ bảo vệ bạn chống lại bệnh tật, nhiễm trùng và giúp bạn hồi phục sau chấn thương.

Máu và hệ bạch huyết

Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ phức tạp với 5 lít máu và dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết là loại dịch trong suốt, không màu và có thể đi qua các mô của cơ thể.

Cùng với nhau, máu và dịch bạch huyết sẽ vận chuyển tất cả các thành phần của hệ miễn dịch đến tất cả các cơ quan của cơ thể.

Tế bào bạch cầu

Tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Có 2 loại tế bào bạch cầu: thực bào và tế bào lympho.

Thực bào có thể di chuyển qua các mạch máu và mô để tiêu thụ hoặc tiêu diệt những “kẻ xâm lược”. Thực bào nhắm đến các vi sinh vật gây bệnh và chất độc. Chất độc ở đây chính là các chất độc tự nhiên do vi sinh vật sản xuất ra. Đôi khi, khi thực bào tiêu thụ các chất gây hại, thực bào sẽ gửi các tín hiệu hóa học đến tế bào lympho để tế bào này sẽ nhận ra đó là loại chất độc gì.

Mỗi tế bào thực bào mang một loại kháng nguyên nhất định và mỗi tế bào lympho trong cơ thể lại mang một loại kháng thể để chống lại các kháng nguyên do tế bào thực bào mang đến. Có 3 loại tế bào lympho chính trong cơ thể: tế bào lympho T, lympho B và tế bào diệt tự nhiên.

Tế bào lympho B sản xuất ra các kháng thể để tấn công vi khuẩn, virus và chất độc xâm nhập vào cơ thể. Tế bào lympho T sẽ tiêu diệt những tế bào bị ung thư hoặc đã bị virus vượt qua. Cũng giống tế bào lympho T, tế bào diệt tự nhiên sẽ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm trùng hoặc ung thư. Nhưng thay vì sản xuất ra kháng thể, tế bào diệt tự nhiên sẽ sản xuất ra các loại enzym đặc biệt, hoặc các chất hóa học để tiêu diệt những tế bào này.

Cơ thể bạn sẽ sản xuất ra kháng thể mới bất cứ khi nào có kháng nguyên mới xâm nhập vào cơ thể. Nếu kháng nguyên cũ xâm nhập vào cơ thể lần thứ 2, cơ thể bạn có thể dễ dàng sao chép lại kháng thể tương ứng để tiêu diệt nó.

Những “chiến binh dũng cảm” này chỉ sống trong khoảng 1 tuần, vì vậy, có nhiều những tế bào này là một điều tốt. Một giọt máu có thể chứa đến hơn 25.000 tế bào bạch cầu.

Sốt và viêm là những dấu hiệu tốt

Bị sốt hoặc viêm có thể sẽ khiến bạn không thoải mái, nhưng đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang làm đúng nhiệm vụ của mình. Sốt sẽ làm giải phóng ra các tế bào bạch cầu, tăng cường chuyển hóa và ngăn chặn một số vi sinh vật nhất định nhân lên.

Viêm sẽ xảy ra khi tế bào bị viêm giải phóng histamine. Histamine sẽ làm phá hủy thành của tế bào. Việc này sẽ gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau do viêm. Kết quả là cơ thể bạn sẽ có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của tác nhân kích thích.

Hệ miễn dịch và giấc ngủ

Đã bao giờ bạn có một đống việc phải giải quyết và sau đó, bỗng nhiên cảm thấy như mình đang bị ốm? Đó chính là sự “trả thù” của hệ miễn dịch. Nếu bạn không ngủ nhiều hơn 5 tiếng/đêm, hệ miễn dịch của bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cũng giống như bạn vậy. Và tình trạng này sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng hơn.

Ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách cơ thể sản xuất ra vitamin D một cách tự nhiên. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp chống lại một số tình trạng tiêu cực như trầm cảm, bệnh tim mạch và một số loại ung thư nhất định. Thậm chí, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn rất tốt cho những người mắc phải các rối loạn tự miễn.

Tuy nhiên, quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể sẽ gây ra các tổn thương tạm thời cho hệ thống miễn dịch và thậm chí dẫn đến ung thư da. Nên nhớ rằng, một chút ánh nắng mặt trời thì tốt nhưng bạn nên bảo vệ làn da của mình khi có kế hoạch hoạt động ngoài trời.

Các chuyên gia chăm sóc da khuyến cáo rằng, tất cả mọi người nên thoa kem chống nắng phổ rộng bảo vệ chống lại tia UVA và UVB, có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên và kháng nước. Khi ánh nắng mặt trời rất mạnh, bạn nên mặc thêm quần áo bảo vệ như áo sơ mi dài tay, quần dài, mũ rộng vành và kính râm.

Khi ánh sáng mặt trời mạnh nhất (khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều), bạn nên dành đa số thời gian của mình ở trong bóng râm hoặc trong nhà.

Stress làm tổn thương hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có thể sẵn sàng đáp lại với bất cứ tác nhân nào, nhưng nó chỉ có thể xử lý một số lượng tác nhân nhất định.

Stress có một ảnh hưởng nhất định đến hệ miễn dịch. Trong suốt quá trình bạn bị stress, sẽ có hàng chuỗi phản ứng xảy ra, làm giải phóng cortisol, adrenaline và các hormone stress khác từ tuyến thượng thận. Tất cả những hormone này sẽ giúp cơ thể đối phó với stress. Thông thường, cortisol là có lợi vì nó sẽ làm giảm tình trạng viêm của cơ thể (viêm là kết quả của các phản ứng của hệ miễn dịch gây ra do stress).

Nhưng nếu một người bị stress mãn tính, các hormone stress sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể theo thời gian. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Lo âu
  • Trầm cảm
  • Các vấn đề về tiêu hóa
  • Bệnh tim mạch
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tăng cân
  • Các vấn đề về trí nhớ và tập trung

Việc tìm ra một cách khoa học để đối phó với stress là vô cùng quan trọng. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ stress kéo dài và giảm được các vấn đề sức khỏe liên quan đến stress. Một số cách tốt để giảm stress bao gồm:

  • Dùng thuốc
  • Tập yoga
  • Châm cứu
  • Trị liệu ngôn ngữ
  • Trị liệu nghệ thuật
  • Tập thể thao
  • Ăn uống khoa học

Cười giúp ích cho hệ miễn dịch

Câu nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” là sự thật. Cười giúp giải phóng dopamine và các chất hóa học khác làm bạn cảm thấy tốt hơn, tất cả chúng đều có tác dụng làm giảm stress.

Cười khoảng 20 phút mỗi ngày có thể sẽ không làm bạn tránh được bệnh tật, nhưng sẽ giúp bạn giữ được hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Vi khuẩn giúp bạn khỏe mạnh

Đường ruột của bạn chứa hàng tấn vi khuẩn cùng với những thứ khác để giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nhưng vi khuẩn bên ngoài cơ thể thường được coi là rất ghê gớm và có hại. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến một số ít trong số bọn chúng để khỏe mạnh hơn.

Hệ miễn dịch có thể thay đổi để thích nghi (đó là lý do vì sao con người lại tồn tại lâu đến vậy). Khi cơ thể tiếp xúc với một tác nhân từ bên ngoài, cơ thể sẽ tấn công và ghi nhớ tác nhân đó. Nếu tác nhân đó quay trở lại, cơ thể sẽ biết cần phải làm gì. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất với bệnh sởi: bạn bị bệnh 1 lần trong đời là đủ để bảo vệ bạn suốt đời.

Dị ứng

Bất cứ ai bị dị ứng theo mùa có lẽ đều ghét những phân tử phấn hoa và lông súc vật ở quanh họ. Những phân tử rất nhỏ này sẽ gây ra việc giải phóng histamine và gây ra một số triệu chứng dị ứng khó chịu.

Dị ứng không ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Dị ứng chỉ xảy ra khi cơ thể nhầm lẫn những tác nhân vô hại, như phấn hoa hoặc lông súc vật, và tưởng rằng đó là tác nhân gây hại. Cơ thể sẽ phát động các phản ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân này, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Rối loạn tự miễn

Đôi khi, hệ miễn dịch của bạn sẽ tấn công chính các mô trong cơ thể, và gây ra bệnh. Tình trạng này được gọi là bệnh tự miễn.

Hệ miễn dịch của đa số mọi người sẽ quen  với các mô của bản thân cơ thể từ trước khi chúng được sinh ra. Hệ miễn dịch thực hiện điều này bằng cách “tắt” các tế bào có thể sẽ tấn công các mô này. Các rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Đây là tình trạng thường gặp ở các bệnh như:

  • Đa xơ cứng
  • Lupus
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Vẩy nến

Các bệnh này sẽ được điều trị bằng các loại thuốc làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch

Giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hệ miễn dịch làm việc rất chăm chỉ để bảo vệ bạn hàng ngày, nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm, để ngược lại, bảo vệ hệ miễn dịch:

  • Có một giấc ngủ ngon. Cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường nếu bạn không ngủ ngon.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt. Thường xuyên rửa tay để ngăn chặn các tình trạng nhiễm trùng
  • Ăn uống cân đối và luyện tập thể thao thường xuyên. Ăn đủ chất dinh dưỡng và sống năng động sẽ giúp cơ thể chống lại được tình trạng nhiễm trùng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mất ngủ gây suy giảm miễn dịch

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm