Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Túi sa niệu quản: Phát hiện sớm, tránh biến chứng

Mỗi người bình thường được sinh ra với 2 thận và mỗi thận lại có một niệu quản giúp việc dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Túi sa niệu quản: Phát hiện sớm, tránh biến chứng

Mỗi người bình thường được sinh ra với 2 thận và mỗi thận lại có một niệu quản giúp việc dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Tuy nhiên, cứ khoảng 125 người lại có 1 người có thể có “thận niệu quản đôi”, nguy cơ đi kèm với bệnh lý này là tình trạng  “túi sa niệu quản”. Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em.

Túi sa niệu quản (TSNQ) là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ gái hơn ở trẻ trai. Đó là một phần nổi phồng lên trong bàng quang của đoạn cuối niệu quản. Túi phình này có thể là tắc dòng nước tiểu chảy xuống bàng quang.

TSNQ có thể: Phình rất to, chiếm phần lớn bàng quang hoặc chỉ là một túi phình nhỏ; Ở trong hoặc ngoài bàng quang hoặc xuống tới cổ bàng quang hay niệu đạo; Xảy ra với thận niệu quản đơn hoặc thận niệu quản đôi. 90% túi sa niệu quản ở trẻ gái là thận niệu quản đôi; Có thể có hoặc không phối hợp với luồng trào ngược bàng quang thận; Có thể xảy ra cả 2 bên phải và trái.

TSNQ cũng có thể gặp với niệu quản đơn. TSNQ là tình trạng giãn thành nang giả của đoạn niệu quản đổ vào phần dưới niêm mạc bàng quang.

TSNQ trong thận niệu quản đôi có thể phối hợp với luồng trào ngược bàng quang thận làm cho dòng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên thận qua niệu quản cùng bên.

TSNQ thường được phát hiện ra ở khoảng 2 tuổi nhưng cũng có thể chẩn đoán được dị tật này từ trong bào thai với phương pháp chẩn đoán trước sinh.

Hình ảnh TSNQ qua siêu âm (trên) và hình minh họa TSNQ
đi kèm với dị tật niệu quản đôi (dưới).

Triệu chứng của TSNQ

Thường rất ít triệu chứng, có thể là: đau, mỏi lưng hoặc đau bụng; nhiễm khuẩn tiết niệu; sốt; tiểu buốt; nước tiểu nặng mùi; Tiểu ra máu; tiểu nhiều lần;

Ở trẻ em, có thể thấy các triệu chứng lâm sàng như: nhiễm khuẩn tiết niệu: sốt cao, tiểu đục, chậm lớn; Những rối loạn tiểu tiện: Đái khó, đái dắt từng lúc, đái đau, đái rỉ.

Ở người lớn, có thể thấy đau vùng thắt lưng âm ỉ, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp tái phát, viêm thận bể thận tái phát hoặc đái mủ. Có các rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái dắt, đặc biệt là đái khó. Đái khó thường xuyên hoặc xuất hiện thành cơn gây nên bí đái mạn tính không hoàn toàn.

TSNQ có thể gây biến chứng gì?

Biến chứng chính quan trọng nhất của TSNQ là gây hủy hoại và nhiễm trùng thận. TSNQ làm tắc dòng chảy của nước tiểu có thể gây tổn thương sự phát triển bình thường của thận cũng như giảm khả năng lọc cầu thận.

Luồng trào ngược bàng quang thận rất hay phối hợp nếu ở thận niệu quản đôi. Hơn nữa, với thận niệu quản đơn, luồng trào ngược có thể xảy ra ở bên đối diện. Có thể sinh ra sỏi tiết niệu.

Chẩn đoán có khó?

TSNQ hoàn toàn có thể chẩn đoán trước sinh nhờ siêu âm. Với những trẻ có triệu chứng như đã nói ở trên, đặc biệt là triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, cần làm thêm chẩn đoán hình ảnh để phát hiện túi sa niệu quản.

Siêu âm là kỹ thuật hàng đầu giúp chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác sẽ góp phần chẩn đoán mức độ bệnh.

Ngoài ra, chụp bàng quang niệu đạo, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI cho phép phẫu thật viên lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Điều trị thế nào?

Phương pháp điều trị ngoại khoa có thể là:

Chọc dò qua niệu đạo: Thường chỉ định cho túi sa niệu quản đúng chỗ trong bàng quang và thành mỏng. Với nội soi bàng quang, túi sa niệu quản được chọc thủng hoặc rạch nhỏ làm xẹp đi giúp dòng nước tiểu chảy dễ dàng từ thận xuống bàng quang.

Cắt cực trên thận: Trong một số trường hợp thận niệu quản đôi, khi túi sa niệu quản làm cực trên thận tương ứng không còn chức năng thì cần cắt bỏ phần này.

Cắt thận: Thường ở thận niệu quản đơn nếu túi sa niệu quản làm mất chức năng thận.

Mổ cắt túi sa và trồng lại niệu quản: Đây là phẫu thuật mở với kết quả rất cao (90-95%). Mở bàng quang, cắt bỏ túi sa và trồng lại niệu quản vào thành bàng quang.

Nối niệu quản – bể thận hoặc nối niệu quản – niệu quản: Nếu phần trên của niệu quản có túi sa còn tốt và nếu không có luồng trào ngược ở phần dưới thì có thể áp dụng phương pháp nối phần bị tắc vào phần không tắc của niệu quản hoặc bể thận.

Điều trị nội khoa: Kháng sinh được sử dụng để dự phòng viêm thận. Với trẻ có túi sa gây tắc hoặc luồng trào ngược bàng quang thận, cần dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu cho đến khi mổ.

BS. Lê Sĩ Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm