Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tụ máu: Những điều cần biết - Phần 2

Tụ máu là một vấn đề phổ biến xảy ra khi một trong các mạch máu lớn trong cơ thể bị tổn thương. Hầu hết mọi người đều bị tụ máu ít nhất một lần trong đời. Bên ngoài, tụ máu trông tương tự các vết bầm tím, nhưng các vết bầm được hình thành do tổn thương các mạch máu nhỏ, thay vì các mạch máu lớn.

Phương pháp điều trị

Trong một vài trường hợp, các khối tụ máu không yêu cầu phải được chữa trị do cơ thể sẽ hấp thụ lại máu từ khối máu tụ theo thời gian.

Để kiểm soát khối máu tụ dưới da, móng, hay dưới các mô mềm khác, tránh động vào vùng bị tổn thương và chườm đá để giảm sưng đau.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau nếu cảm thấy đau ở vùng bị thương. Tuy nhiên, thường thì các bác sĩ sẽ khuyên nên tránh sử dụng một vài loại thuốc giảm đau nhất định, ví dụ như aspirin, do chúng có tác dụng chống đông máu và làm cho khối tụ máu tệ hơn.

Cũng có lúc cần làm thủ thuật để hút các khối máu tụ. Điều đó càng cần thiết khi khối tụ máu đang gây áp lục lên cột sống, não, hoặc các cơ quan nội tạng khác. Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định hút các khối máu tụ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Các thủ thuật ngoại khoa có thể không cần thiết trong mọi trường hợp, kể cả với những ca có máu tụ trong hộp sọ. Ví dụ như trong một nghiên cứu trên những người bị tụ máu dưới màng cứng năm 2015, tác giả của nghiên cứu khi nhận phần lớn bệnh nhân tiếp nhận điều trị nội khoa. Chỉ có 6,5% bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa ở gia đoạn sau.

Ở các trường hợp hiếm gặp, khối tụ máu sẽ tiếp tục phát triển do máu vẫn liên tục chảy ra từ các mạch máu bị tổn thương. Hệ quả là một khối tụ máu bao gồm cả máu mới và máu cũ cần phải được loại bỏ hoàn toàn.  

Biến chứng

Trong nhiều trường hợp, những khối tụ máu có thể gây ra các biến chứng.

Ví dụ, một khối máu tụ trong não có thể sẽ khó phát hiện nếu không làm một vài xét nghiệm nhất định. Vì vây, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hay nói nhịu kéo dài không dứt.

Cũng vì vậy, những người gặp phải chấn thương ở vùng đầu hoặc các chấn thương nghiêm trọng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.  

Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Tụ máu dưới móng hay dưới da có thể gây đau. Tuy nhiên chúng thường sẽ không gây ra các biến chứng.

Nếu một khối máu tụ đặc biệt gây đau đớn thì tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách băng bó hoặc nẹp phần bị tụ máu để tránh chạm vào gây đau đớn. Việc đi kiểm tra là đặc biệt cần thiết nếu có dấu hiệu của viêm nhiễm tại nơi tụ máu như đổi màu, sưng và nóng.

Bất cứ ai đã từng bị chấn thương vùng đầu đều nên đi kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời các triệu chứng của tụ máu. Khi đi kiểm tra, các bác sĩ có thể chỉ định chụp chiếu nếu có nghi ngờ tụ máu trong hộp sọ.

Tương tự, những người đã từng gặp tai nạn nghiêm trọng như tai nạn giao thông hoặc ngã từ độ cao cũng nên thường xuyên đi kiểm tra. Sau khi tình trạng viêm từ chấn thương ban đầu đã suy giảm, các bác sĩ có thể sẽ muốn làm các kiểm tra ra soát các điểm bẩm tím và tụ máu có nguy cơ ảnh hưởng đến các mô và nội tạng.

Kết lại

Các khối tụ máu có thể trông đáng sợ khi nhìn từ bên ngoài, nhưng nếu được điều trị đúng cách có thể giúp không để lại những tổn thương vĩnh viễn.

Với những trường hợp tụ máu nhẹ như tụ máu ở tai, ở móng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.

Còn với những trường hợp tụ máu do tai nạn, đặc biệt với tai nạn ở vùng đầu, hoặc khối tụ máu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Với các chẩn đoán và điều trị đúng cách, các khối tụ máu có thể được loại bỏ mà không gây ra biến chứng. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tụ máu: Những điều cần biết (phần 1)

Dương Thùy Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm