Nhiều loại virus có thể gây nên bệnh cúm dạ dày. Bệnh cúm dạ dày lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hay do sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm. Mặc dù gây khá nhiều phiền toái, nhưng phần lớn những người mắc bệnh này đều có thể hồi phục trong vòng vài ngày mà không có biến chứng gì nguy hiểm.
Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với cúm dạ dày, việc điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh cúm dạ dày
Mặc dù có tên là cúm dạ dày nhưng căn bệnh này không hề giống với bệnh cúm. Cúm là căn bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp bao gồm mũi, họng và phổi; trong khi cúm dạ dày lại tấn công dạ dày và đường ruột. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều xuất hiện trong vòng 1-3 ngày và có biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong những trường hợp nặng có thể kéo dài đến 10 ngày. Người bệnh thường khởi phát những triệu chứng trong vòng 12-48 giờ sau khi tiếp xúc với virus.
Các liệu pháp điều trị tại nhà đối với cúm dạ dày
Kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với cúm dạ dày vì đây là bệnh do virus gây ra. Do vậy, việc điều trị giảm nhẹ các triệu chứng bằng các liệu pháp tại nhà thường có hiệu quả, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Dưới đây là các việc bạn có thể làm:
1. Cung cấp đủ nước
Những bệnh nhân bị cúm dạ dày thường có cảm giác không muốn ăn, thậm chí cả uống và có thể dẫn đến suy kiệt do thiếu nước. Cơ thể cũng đồng thời mất một lượng lớn dịch do tiêu chảy, nôn mửa và vã mồ hôi.
Do vậy, điều quan trọng ở đây là cần phải duy trì đủ lượng dịch lỏng trong cơ thể để giúp ngăn ngừa mất nước. Hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước như: dung dịch Oresal, nước canh, cháo hay súp, các đồ uống không chứa caffein và nước trái cây. Nên uống từng ngụm nhỏ để chất lỏng được hấp thu vào cơ thể từ từ.
2. Gừng và bạc hà
Gừng giúp giảm viêm và có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm tiêu chảy và buồn nôn. Gường cũng rất có hiệu quả giảm đau bụng và đầy bụng. Loại gia vị này cũng đồng thời là một thực phẩm kháng virus tự nhiên.
Cách đơn giản nhất khi bị cúm dạ dày là hãy pha 1 cốc trà gừng bằng cách: cho 1 thìa cà phê bột gừng hay ½ thìa cà phê củ gừng tươi cắt lát vào một chén nước; đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi 5 - 10 phút; uống 2-3 lần/ngày. Hoặc sử dụng gừng làm gia vị trong các món ăn. Ngoài ra, những người bị cúm dạ dày cũng có thể sử dụng viên nang chiết xuất gừng, uống nước gừng hay nhai một miếng gừng.
Bạc hà có thể giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa và đầy hơi, chướng bụng, do vậy cũng có hiệu quả đối với cơn đau dạ dày khi dùng dưới dạng trà bạc hà.
Để chuẩn bị trà bạc hà, cho một vài lá bạc hà vào nước và đun sôi, lọc lấy nước và thêm một chút mật ong, khuấy đều. Những người bị cúm dạ dày nên uống trà bạc hà thường xuyên, 2 lần/ngày để giúp cải thiện triệu chứng.
3. Quế
Quế là loại thảo mộc tự nhiên thường được sử dụng để kháng viêm và kháng virus vì giúp cải thiện tiêu hóa cũng như đối phó với chứng nhiễm trùng. Hơn thế nữa, quế còn giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn.
Vị ấm tự nhiên của quế có thể giúp làm ấm cơ thể khi bị lạnh và giảm đau. Thêm một thìa cà phê bột quế và 1 chút mật ong vào một cốc nước sôi, để nguội rồi uống. Uống liên tục trà quế 2 lần/ngày trong ít nhất 2 ngày có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng cúm dạ dày.
4. Hoa cúc La Mã
Hoa cúc La Mã là một thảo mộc có thể được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng trong bệnh viêm dạ dày - ruột do đặc tính giãn cơ và kháng viêm. Cúc La Mã có thể giúp giảm tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn.
Cách chuẩn bị trà hoa cúc: cho 2-3 thìa cà phê cúc La Mã khô vào 1 cốc nước nóng, đậy lại và hãm khoảng 10-15 phút, lọc và thêm một ít nước cốt chanh và mật ong để tạo vị. Uống trà hoa cúc La Mã 3-4 lần/ngày trong khoảng 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, trà hương thảo và trà thì là cũng có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa, nên cũng có thể hỗ trợ trong bệnh cúm dạ dày.
5. Chanh
Chanh là một loại thảo mộc đa tác dụng, từ thanh lọc cơ thể, cho tới trị cảm lạnh và giảm các triệu chứng của cúm dạ dày. Do có chứa acid nên chanh là một liệu pháp điều trị tại nhà hiệu quả đối với bệnh viêm dạ dày - ruột. Chanh cũng chứa một hàm lượng cao vitamin C với đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Để sử dụng chanh làm giảm các triệu chúng của cúm dạ dày, hãy pha một cốc nước chanh bằng cách trộn 1-2 thìa cà phê nước cốt chanh vào một cốc nước. Uống hỗn hợp này 30 phút trước bữa ăn và tiếp tục uống cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm và hết.
Các biện pháp điều trị bổ sung
Khi bị viêm dạ dày - ruột do virus cần tránh những thực phẩm sau:
Những người mắc phải căn bệnh này cũng nên quay trở lại ăn uống bình thường một cách từ từ. Bánh mỳ nướng, bánh quy dòn và chuối là những thực phẩm có thể được sử dụng khi mắc bệnh dạ dày-ruột.
Ngoài ra, việc rửa sạch rau và hoa quả và nấu chín kỹ hải sản trước khi ăn cũng rất quan trọng. Người có các triệu chứng nghi ngờ cúm dạ dày cũng không nên nấu nướng do có thể làm lây nhiễm virus vào thực phẩm.
Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cúm dạ dày-ruột. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tại Hoa Kỳ, mỗi năm, norovirus có thể gây ra 19 đến 21 triệu ca bệnh, trong đó có tới 56.000 - 71.000 trường hợp phải nhập viện và 570-800 ca tử vong. Rửa tay thường xuyên đúng cách và thực hành các thói quen vệ sinh có thể giúp phòng lây lan bệnh do norovirus.
Một số loại thuốc như ibuprofen có thể gây rối loạn tiêu hóa và khiến bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, khi cần chỉ nên sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt.
Việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất quan trọng bởi người bị mắc căn bệnh này thường cảm thấy rất mệt mỏi, suy nhược.
Khi nào cần đi khám bác sỹ?
Nên đi khám bác sỹ ngay nếu người mắc bệnh cúm dạ dày có những biểu hiện sau đây:
Một số nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cúm dạ dày. Do vậy, bác sỹ sẽ chuẩn đoán phân biệt để có phương pháps điều trị thích hợp.
Ngoài ra, nếu các liệu pháp điều trị tại nhà không giúp giảm nhẹ triệu chứng, bác sỹ có thể áp dụng những liệu pháp can thiệp chuyên sâu hơn, giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi và hồi phục nhanh hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.