Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trị mụn trứng cá cho tuổi dậy thì

Cách làm hết mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là làm sạch, chăm sóc da hàng ngày và tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Theo Independent, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, mụn đầu đen, mụn đỏ hoặc mụn trứng cá có mức độ nghiêm trọng khác nhau, phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong quá trình dậy thì.

Tiến sĩ Alia Ahmed, nhà tâm lý học đang làm việc với The Body Shop, giải thích: "Sự gia tăng nội tiết tố dẫn đến tăng sản xuất dầu, kết hợp với vi khuẩn và lỗ chân lông bít tắc bởi tế bào da chết gây ra mụn trứng cá".

Những vị trí thường bị mụn trứng cá là mặt, ngực và lưng. Các vết mụn có thể gây đau đớn và tổn thương da lâu dài như để lại thâm hoặc sẹo, cũng như ảnh hưởng đến tâm lý.

Tiến sĩ Alia Ahmed nói: "Không nên đánh giá thấp tác động cảm xúc của thanh thiếu niên trong tuổi dậy thì, nó có thể biểu hiện như mất tự tin, các vấn đề về hình ảnh cơ thể, thiếu tập trung và khó ngủ. Những căng thẳng này cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khiến con bạn rơi vào vòng luẩn quẩn".

Nói chuyện với con bạn

Tiến sĩ Kemi Fab, bác sĩ cơ sở và chuyên gia tư vấn của Skin Proud cho biết: "Là một thanh thiếu niên phải trải qua nhiều thay đổi trong thời gian dậy thì đã đủ khó khăn nên việc đối phó với các vấn đề về da như mụn trứng cá sẽ tăng thêm áp lực".

Bố mẹ nên dành ra thời gian ngồi trò chuyện cùng con, giải thích để con hiểu được nguyên nhân và lý do xuất hiện mụn. The Independent khuyên các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ vấn đề nổi mụn trong tuổi dậy thì. Sẽ hữu ích hơn nếu bố mẹ nói: "Bố mẹ sẽ giúp đỡ con".

tri mun tuoi day thi anh 1

Các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên quan tâm tới con cái nhiều hơn trong giai đoạn dậy thì.

(Ảnh: Talkspace)

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Bước tiếp theo là giúp con bạn tìm ra các sản phẩm chăm sóc da hiệu quả.

Tiến sĩ Alia Ahmed nói: "Các sản phẩm cần sử dụng là sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm không gây bí da, huyết thanh đặc trị cho mụn trứng cá. Những thành phần cần tìm là axit salicylic, vitamin C, niacinamide, kẽm và dầu cây trà".

Tiến sĩ Kemi Fab nói rằng sự nhất quán là yếu tố then chốt và khuyên bạn không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm nồng hoặc xà phòng: "Hãy bắt đầu sử dụng các sản phẩm có hoạt chất trị mụn từ cấp độ nhẹ nhất. Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho mụn trứng cá chứa các thành phần như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide".

Bên cạnh đó, bạn cần ngăn chặn các thói quen làm trầm trọng thêm mụn trứng cá như tẩy tế bào chết quá nhiều hoặc sử dụng các sản phẩm quá nhiều dưỡng.

"Nếu một thói quen chăm sóc da không thay đổi được tình trạng mụn, ba tháng là thời gian hợp lý để bạn tiếp tục đi gặp bác sĩ", Ahmed nói.

Fab đồng ý rằng tốt hơn hết là bạn nên nói chuyện với bác sĩ da liễu sớm hơn, đặc biệt nếu con bạn có nhiều vùng mụn viêm.

Luôn quan tâm con trong quá trình điều trị mụn

Có thể mất đến 12 tuần trước khi các sản phẩm chăm sóc da có hiệu lực. Trong thời gian đó, bố mẹ hãy tiếp tục nói chuyện với con về cảm giác của chúng.

Tiến sĩ Alia Ahmed nói: "Bố mẹ hãy lưu ý những thay đổi trong hành vi của con, chẳng hạn như không duy trì giao tiếp bằng mắt, luôn cúi đầu hoặc dùng tay che mặt".

tri mun tuoi day thi anh 2

Bắt nạt cũng phổ biến trong học đường, do đó bạn cần theo sát và quan tâm con để tránh bị trở thành đối tượng bị trêu chọc hoặc ảnh hưởng đến tâm lý.

Bố mẹ cần cố gắng đồng cảm và động viên con, tiến sĩ Alia Ahmed nói thêm: "Nếu bạn có kinh nghiệm về mụn trứng cá, việc nói về điều này là rất đáng để chứng tỏ rằng bạn thật sự quan tâm đến cảm giác của con".

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Triệu chứng cảnh báo bạn mắc ung thư thận.

Hoàng Anh - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 09/05/2024

    Những ai không nên làm đẹp bằng dầu oliu

    Làm đẹp da với dầu oliu là biện pháp chăm sóc da được nhiều người áp dụng, nhưng dầu oliu không phải vô hại đối với làn da, nên không phải ai cũng dùng được. Do đó cần phải nắm được ưu nhược của nguyên liệu để sử dụng phù hợp, đúng cách.

  • 09/05/2024

    Đau vùng chậu có phải do lạc nội mạc tử cung?

    Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới gần 10% chị em ở độ tuổi 20-40. Triệu chứng phổ biến nhất do lạc nội mạc tử cung là cơn đau dữ dội ở vùng chậu và bụng dưới.

  • 09/05/2024

    Phòng ngừa viêm xoang và biến chứng

    Viêm xoang thường phát triển sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.

  • 09/05/2024

    Thực đơn cho trẻ biếng ăn để phòng ngừa suy dinh dưỡng

    Biếng ăn không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay rối loạn tâm lý, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con khắc phục.

  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

Xem thêm