Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ nên tập ăn dặm với rau củ quả nào?

Việc cho trẻ tập ăn rau từ sớm giúp bổ sung chất xơ và vi chất cần thiết vào chế độ dinh dưỡng của bé. Theo chuyên trang Healthline, một số rau củ sau nên có trong thực đơn của trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trẻ nên tập ăn dặm với rau củ quả nào?

Rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ.

Rau củ quả thích hợp cho trẻ khoảng 6 tháng tuổi

Cà rốt

Cà rốt hấp chín và xay nhuyễn là món ăn dặm thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cà rốt còn chứa nhiều beta-carotene – tiền chất của vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là phát triển của hệ cơ xương.

Rau chân vịt

Với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt trẻ tích lũy được từ mẹ trong thời kỳ mang thai đủ cho nhu cầu của trẻ trong vòng 5-6 tháng sau sinh. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung rau xanh giàu sắt như rau chân vịt (rau bina) vào trong thực đơn của bé trên 6 tháng tuổi. Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt có thể không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của bé, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc quấy khóc. Rau chân vịt có thể được hấp, luộc chín rồi xay nhuyễn cho bé ăn.

Bí đỏ

Trẻ nhỏ nên ăn dặm với bí đỏ 1-2 lần/tuần.

Bí đỏ dễ hấp chín và nghiền nhuyễn, tạo thành món ăn giàu vitamin A, C cho bé ăn dặm.

Quả bơ

Quả bơ là nguồn chất béo lành mạnh, cung cấp những vitamin cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh như vitamin A, D, E và K. Cha mẹ có thể nghiền mịn thịt quả bơ, lọc qua rây để loại bỏ xơ (nếu có), giúp món bơ thơm ngon và dễ ăn hơn.

Khoai lang

Giống bí đỏ và cà rốt, khoai lang chứa nhiều vitamin A cần thiết cho mắt và hễ miễn dịch, cũng như vitamin B6, vitamin C, mangan dồi dào. Cha mẹ nên gọt vỏ khoai lang, hấp chín và tán mịn để bé dễ ăn hơn.

Rau củ quả cho trẻ lớn

Trẻ đã quen ăn dặm có thể tập ăn bông cải xanh.

Khi trẻ đã quen ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung thêm những món rau sau đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Bông cải xanh, súp lơ

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng nhưng hương vị kém hấp dẫn hơn bí đỏ, cà rốt. Do đó, chỉ khi trẻ đã quen ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với bông cải xanh. Bông cải xanh, súp lơ nên được cắt nhỏ phần bông, hấp đến khi chín mềm rồi nghiền nhuyễn cho bé.

Bí ngòi

Bí ngòi có hương vị nhẹ nhàng, giàu vitamin A, kali và mangan. Mẹ có thể dùng dụng cụ bào bí ngòi thành sợi nhỏ, nấu chín thành món mì lạ miệng cho bé.

Củ dền

Hương vị của củ dền không quá dễ ăn, do đó, cha mẹ có thể cho trẻ "thử sức" với loại rau này khi bé đã quen ăn dặm. Cha mẹ có thể sử dụng củ dền hấp trong các món soup rau, sinh tố hấp dẫn cho bé.

Trẻ tập ăn dặm nên tránh những loại rau nào?

Theo Healthline, trẻ từ 6 tháng tuổi chưa nên bắt đầu tập ăn dặm với những loại rau củ sau đây:

- Cà rốt baby: Tuy có kích cỡ nhỏ, cà rốt khá cứng và dễ gây hóc, nghẹn với trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn bất cứ loại rau củ nào quá cứng và chưa được nấu chín.

- Cần tây sống: Cần tây có nhiều xơ, khiến trẻ nhỏ khó nuốt. Nếu cha mẹ muốn cho trẻ tập ăn loại rau này, hãy tước bỏ xơ, thái hạt lựu và nấu chín cần tây.

- Ngô hạt: Khi xay nhuyễn thành sữa hoặc cháo, ngô là món ăn thơm ngon và hấp dẫn với trẻ nhỏ. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tự ăn những hạt ngô nhỏ, dai và dễ hóc.

Rau củ quả cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhưng có thể gây dị ứng. Nếu trẻ có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, khó thở khi ăn bất cứ loại rau củ quả nào, cha mẹ nên đưa trẻ ngay tới cơ sở chuyên khoa Nhi.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Tránh gây áp lực khi tập cho bé ăn dặm.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm