Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ xem ti vi, máy tính bao lâu mỗi ngày là phù hợp?

Hiện nay, hiếm có đứa trẻ nào không xem tivi, ipad, máy tính, điện thoại.... trước 2 tuổi.

Tại Mỹ, thống kê cho thấy đa số trẻ em bỏ khoảng 3 giờ ngồi trước màn hình tivi, và khi tổng hợp lại tất cả thời gian ngồi trước các loại màn hình (tivi, vi tính, ipad, smart phone...), có thể lên đến 5-7 giờ mỗi ngày! Có nghĩa là, hơn 1/4 thời gian trong ngày của trẻ được 'đầu tư' vào hoạt động 'ì' này!

Bác sĩ Nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo, hiện đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 6 tác hại của việc trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình ti vi, máy tính:

1. Trẻ khó ngủ về đêm hơn

Vì trẻ có xu hướng xem ti vi ngay trước giờ đi ngủ, và vì vậy dễ dẫn đến tình trạng kích thích, khó tự dỗ ngủ hơn.

2. Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung

Đồng thời trẻ cũng có nguy cơ dễ bị các rối loạn tâm lý và trầm cảm về sau. Đây là một tác động mà người ta nghĩ rằng có thể do mối quan hệ bù trừ về thời gian và tương tác. Khi trẻ ngồi trước màn hình tivi, máy tính càng nhiều, thời gian tương tác trong đời thực của trẻ với những người quan trọng như ba mẹ, ông bà, bạn bè, càng ít đi. Thời gian chơi đùa, hoạt động thể lực cần thiết cho phát triển 'thật' của trẻ cũng vì vậy mà bị hạn chế.

Về lâu dài, trẻ và ba mẹ sẽ hình thành một mối quan hệ ít thiên về 'trao đổi yêu thương, và xây dựng chất keo gắn bó tình cảm' mà lại thiên về 'làm sao cho trẻ yên lặng, làm sao cho cả hai bên yên ổn và ít đụng chạm đến nhau hơn'. Mối quan hệ mật thiết bỗng trở thành lệch lạc khi hai bên trở thành 'gánh nặng' và 'phiền toái' của nhau, và vì vậy, dẫn đến lệch lạc trong xây dựng các mối quan hệ tin tưởng mà trẻ có thể dựa dẫm vào để phát triển tình cảm và sinh lý lâu dài!

Bố mẹ, ông bà nên kiểm soát thời gian xem tivi, máy tính, chơi điện thoại của trẻ (Ảnh: Bác sĩ Huyên Thảo và con gái)

3. Tăng nguy cơ thừa cân và béo phì

Xem ti vi, máy tính là một hoạt động hoàn toàn 'ì' và không yêu cầu vận động cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là ăn vặt khi xem nhiều tivi, máy tính. Thống kê cũng cho thấy, trong một năm, trung bình mỗi trẻ sẽ xem khoảng 20.000 quảng cáo trên tivi, trong đó 2/3 các quảng cáo này là về các loại thức ăn, thức uống nhiều đường, các loại thức ăn nhanh, giàu năng lượng...

Các quảng cáo này dễ khuyến khích trẻ đòi ba mẹ mua, và khuyến khích trẻ tăng tiêu thụ các loại thức ăn không lành mạnh. Các nghiên cứu xác nhận rằng, việc cho trẻ xem ti vi từ quá sớm ảnh hưởng đến tăng chỉ số khối lượng cơ thể BMI, và tăng xu hướng thừa cân khi trẻ trưởng thành.

4. Thời gian ngồi trước màn hình 'đánh cắp' đi những hoạt động sáng tạo của trẻ

Đây là những hoạt động rất cần thiết cho tăng trưởng tích cực của trẻ về trí tuệ, thể chất và xã hội, đặc biệt ở những năm đầu đời. Trẻ xem ti vi nhiều thường chỉ biết 'bắt chước' những gì trẻ thấy trên màn hình, thay vì tự sáng tạo các tình huống bằng khả năng tưởng tượng của mình. Đồng thời, những trẻ này lại không thích thú vào những trò chơi đòi hỏi tự tưởng tượng và sáng tạo – vì trẻ đã quen nhồi nhét bị động rồi!

5. Xem ti vi, máy tính nhiều ảnh hưởng đến phát triển não bộ ở trẻ nhỏ

Và ảnh hưởng cả đến khả năng học hành ở trẻ lớn hơn. Mặc dù rất nhiều chương trình tivi, vi tính, được gắn mác 'giáo dục', nhưng chưa thấy có hiệu quả nào được minh chứng ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ xem ti vi quá nhiều từ quá nhỏ, ba mẹ trẻ thường ít đọc sách cho trẻ, trẻ cũng có xu hướng không thích đọc, và ít khi đọc sách hơn. Trẻ lớn hơn thì lại giảm thời gian tự đọc và tìm hiểu thông tin, không tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa, và ít ngủ hơn trẻ xem ít tivi, vi tính. Một nghiên cứu cho thấy, xem ti vi nhiều ở thời niên thiếu có liên quan đến việc tăng nguy cơ nghỉ học sớm, và giảm cơ hội vào đại học ở trẻ.

Bố mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ nhỏ xem ti vi và sử dụng các thiết bị công nghệ (Ảnh minh họa: Internet)

6. Ngồi trước màn hình nhiều tăng hoạt động bạo lực ở trẻ nhỏ và trẻ trưởng thành

Thống kê cho thấy, khi một trẻ đến 18 tuổi, trẻ đã bị xem trung bình khoảng 20.000 hành động bạo lực, và 16.000 vụ giết người trên phim ảnh, tivi. Một điều đáng ngạc nhiên và đáng suy ngẫm là, những chương trình được thiết kế dành cho trẻ em lại thường có nhiều bạo lực hơn là những chương trình dành cho người lớn. Trong khi đó, trẻ dưới 8 tuổi thường không thể tách biệt giữa những gì không thực và 'thực tế', và vì vậy, trẻ dễ thực hành những hành động bạo lực mà trẻ thấy trên màn hình.

Việc xem bạo lực thường xuyên cũng làm cho trẻ 'lờn', giảm cảm giác ghê sợ đối với thương tích của đồng loại trong đời thật. Hai nghiên cứu được thực hiện trong vòng 15 năm cho thấy trẻ xem nhiều bạo lực lúc nhỏ có xu hướng thực hiện các hành động hung hăng, bạo lực nhiều hơn khi trẻ trở thành người lớn.

Thời gian tối đa cho trẻ xem ti vi, máy tính, điện thoại mỗi ngày

Bác sĩ Huyên Thảo cho biết khuyến cáo chung từ Hội đồng Nhi Khoa Hoa Kỳ về thời gian ngồi trước màn hình của trẻ là: 

-  Trẻ nhũ nhi (0-24 tháng tuổi): 0 giờ

- Trẻ chập chững đi (2 tuổi - 3 tuổi): tối đa 1 giờ mỗi ngày.

- Trẻ trên 3 tuổi: tối đa 2 giờ mỗi ngày.

Đây là khuyến cáo tương đối mà ba mẹ và ông bà trẻ nên nhận biết để có thể kiểm soát chặt chẽ thời gian ngồi trước màn hình của trẻ và bảo vệ bé tốt hơn, tùy theo từng hoàn cảnh gia đình.

Theo songkhoe
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm