Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ có thể bị trĩ không?

Liệu trẻ có thể bị trĩ không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Bệnh trĩ là những tĩnh mạch sưng tấy khó chịu ở trực tràng hoặc hậu môn. Trĩ nội sưng bên trong hậu môn và trĩ ngoại là vết sưng gần lỗ hậu môn. Mặc dù đây có thể là một tình trạng khó chịu nhưng nhìn chung trĩ không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Trong quá trình đi đại tiện, mô tại hậu môn căng lên để giúp kiểm soát chuyển động ruột. Khi bệnh trĩ xảy ra, các mô hậu môn bị tăng áp lực gây sưng và căng quá mức. Bệnh trĩ thường do tăng áp lực xung quanh hậu môn và nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là táo bón. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Căng thẳng trong khi đi đại tiện
  • Bệnh tiêu chảy
  • Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài
  • Mang thai
  • Thừa cân

Bệnh trĩ có thể xuất hiện dưới dạng cục cứng xung quanh hậu môn và đôi khi cần được phẫu thuật cắt bỏ. Ai cũng có thể mắc bệnh trĩ. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, khoảng 75% người sẽ bị trĩ vào một thời điểm nào đó trong đời, phổ biến nhất là ở tuổi trưởng thành.

Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh

Vì trẻ sơ sinh không thể cho bạn biết điều gì đang khiến trẻ khó chịu, do đó điều quan trọng là phải cảnh giác và chú ý đến một số triệu chứng nhất định để xác định xem trẻ có bị trĩ hay không. Mặc dù trẻ sơ sinh bị trĩ là một trường hợp cực kỳ hiếm gặp, nhưng nếu bạn thấy những cục sưng tấy, khó chịu xung quanh hậu môn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ đối với người lớn - và đôi khi là trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên - và ở trẻ sơ sinh có thể do các tình trạng khác như táo bón hoặc nứt hậu môn gây ra. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Rải máu trong phân
  • Chảy dịch từ hậu môn
  • Trẻ khóc khi đi đại tiên
  • Phân khô và cứng

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị trĩ, bạn nên cho trẻ đi khám tại các phòng khám nhi khoa để được chẩn đoán chính xác nhất, vì tình trạng trẻ khó chịu có thể do các bệnh lý khác. Trong một vài trường hợp, máu trong phân của trẻ có thể do một bệnh lý nghiêm trọng khác gây ra.   

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Vì nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là táo bón, nên điều quan trọng là phải theo dõi chế độ ăn của trẻ. Nếu trẻ bú sữa mẹ thì trẻ sẽ rất ít khi gặp tình trạng táo bón. Nhưng nếu nguồn thức ăn chính của trẻ là sữa công thức hoặc đã bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc, thì trẻ có khả năng sẽ bị táo bón. Đối với trẻ lớn hơn và người lớn, táo bón thường do thiếu chất xơ, thiếu nước và thiếu tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa về tình trạng táo bón của trẻ. Và các bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm sau: 

  • Nước
  • Nước ép táo, lê nguyên chất
  • Đậu Hà lan xay nhuyễn
  • Ngũ cốc đa năng, lúa mì hoặc lúa mạch

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị cho trẻ sử dụng viên nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh. Ngoài táo bón, một trong những bệnh lý có thể gây nhầm lẫn với trẻ bị trĩ, đó là tình trạng nứt hậu môn ở trẻ. Nếu vết máu xuất hiện khi bạn lau chùi cho trẻ, thì rất có thể trẻ chỉ bị nứt hậu môn chứ không phải bệnh trĩ.

Nứt hậu môn là một vết rách nhỏ ở vùng niêm mạc hậu môn. Nguyên nhân thường là do đi ngoài phân cứng. Các vết nứt hậu môn thường tự lành, nhưng cha mẹ nên thay tã cho trẻ thường xuyên và vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng. Vì vậy, một số phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả cho các tình trạng ở trẻ sơ sinh có thể bị nhầm với bệnh trĩ bao gồm:

  • Tăng lượng chất xơ cho trẻ
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn
  • Sử dụng khăn lau mềm, ướt, không có mùi để tránh gây kích ứng vùng bị ảnh hưởng
  • Sử dụng dầu bôi trơn để bôi trơn hậu môn của họ trong quá trình đi tiêu
  • Di chuyển tay và chân của trẻ nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động

Đọc thêm bài viết: Nguyên nhân khiến trẻ táo bón lâu ngày

Nếu em bé đáp ứng với các phương pháp điều trị này, các triệu chứng có thể hết trong vòng một đến hai tuần. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy cho trẻ đi khám để được điều trị bằng các biện pháp thay thế.

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính hay sắc tộc, nhưng bệnh trĩ thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn bị bệnh trĩ, hãy cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Vì bệnh trĩ và các tình trạng khác có triệu chứng tương tự thường là gây ra phân cứng, nên điều quan trọng là phải giải quyết chế độ ăn uống, tập thể dục và uống đủ nước để tạo điều kiện cho nhu động ruột dễ dàng hơn và ít căng thẳng hơn.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm