Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị cảm lạnh thông thường, một phần vì trẻ sơ sinh thường ở gần những trẻ lớn hơn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh chưa phát triển khả năng miễn dịch đối với nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Trong năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh bị cảm lạnh từ 6-8 lần.

What to Do When Your Baby Has a Cold – Newborn Baby

Điều trị cảm lạnh ở trẻ sơ sinh bao gồm điều trị các triệu chứng, chẳng hạn như bổ sung chất lỏng, giữ ẩm không khí và giúp trẻ thông mũi. Trẻ sơ sinh cần phải đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh để đảm bảo tình trạng bệnh không nặng nề hơn và  không gây ra bệnh viêm phế quản, viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (ở tmũi và họng) có thể do một trong 200 loại virus khác nhau gây ra. Rhinovirus là virus gây bệnh phổ biến nhất. Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi hoặc miệng của trẻ.

Sau khi bị nhiễm virus, trẻ có thể trở nên miễn dịch với virus đó. Tuy nhiên, vì có quá nhiều virus gây ra cảm lạnh nên trẻ vẫn có thể bị mắc lại nhiều lần trong năm hoặc trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, một số loại virus không có miễn dịch lâu dài do đó trẻ vẫn có thể bị mắc lại.

Trẻ có thể bị nhiễm virus thông qua:

  • Không khí: Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, người đó có thể trực tiếp truyền virus sang cho trẻ
  • Tiếp xúc trực tiếp: Người bị cảm lạnh chạm vào tay của trẻ cũng có thể truyền virus sang trẻ, trẻ có thể bị nhiễm bệnh sau khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Bề mặt ô nhiễm: Một số virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Trẻ có thể bị nhiễm virus khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi.

Đọc thêm bài viết: Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin gì?

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh thông thường cao hơn, ví dụ như:

  • Hệ miễn dịch chưa trưởng thành: Về bản chất, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn vì trẻ chưa được tiếp xúc hoặc phát triển khả năng đề kháng với hầu hết các loại virus gây bệnh.
  • Tiếp xúc với trẻ khác: Khi chơi cùng bạn bè, trẻ nhỏ có thể không phải lúc nào cũng rửa tay hoặc che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Do đó, khi trẻ nhỏ chơi với nhau cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo
  • Mùa trong năm: Cảm lạnh phổ biến hơn từ mùa thu đến cuối mùa xuân, tuy nhiên trẻ có thể bị cảm lạnh bất kỳ thời điểm nào.

Các triệu chứng của cảm lạnh

Ở trẻ em, các triệu chứng cảm lạnh thường là:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Nước mũi chuyển từ trong suốt sang màu vàng hoặc xanh và đặc lại

Các triệu chứng khác của cảm lạnh gồm:

  • Sốt
  • Hắt xì hơi
  • Ho
  • Biếng ăn
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ
  • Khó bú do bị nghẹt mũi

Biến chứng

Các biến chứng sau có thể không xảy ra cùng thời điểm khi trẻ nhiễm cảm lạnh

  • Viêm tai giữa: Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh. Viêm tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
  • Thở khò khè: Cảm lạnh có thể gây ra thở khò khè, ngay cả khi trẻ không bị hen suyễn. Nếu trẻ đã bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Viêm xoang cấp tính: Tình trạng cảm lạnh nếu không cải thiện sau một thời gian sẽ gây ra viêm xoang cấp tính.
  • Các bệnh lý viêm khác: Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm viêm phổi, viêm tiểu phế quản và bệnh bạch hầu. Các bệnh lý này không thể tự điều trị mà cần sự chăm sóc của các bác sĩ.

Khi nào trẻ cần đi khám?

Trong hầu hết trường hợp cảm lạnh không gây quá nhiều sự nguy hiểm, nếu trẻ không gặp biến chứng, bệnh sẽ khỏi trong vòng 10-14 ngày. Nhưng điều quan trọng là bạn cần chú ý các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ thật kỹ càng.

Với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, cần cho trẻ đi khám sớm khi bị bệnh. Ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đảm bảo tình trạng bệnh không nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu trẻ bị sốt.

Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?

Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần cho trẻ đi khám khi:

  • Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường
  • Trẻ sốt 38 độ
  • Trẻ bị đau tai hoặc hay cáu gắt
  • Mắt đỏ hoặc tiết dịch vàng hoặc xanh
  • Khó thở hoặc khò khè
  • Trẻ bị ho dai dẳng
  • Trẻ chảy nước mũi đặc, xanh
  • Hoặc các dấu hiệu triệu chứng khác chẳng hạn như trẻ ngủ li bì, trẻ bỏ bú, trẻ nôn nhiều, trẻ thay đổi màu da, trẻ ho ra chất nhầy có máu, trẻ khó thở hoặc môi tím.

Phòng ngừa

Không có vaccine để phòng ngừa bệnh cảm lạnh. Do đó cách tốt nhất để trẻ không bị cảm lạnh đó là có các biện pháp bảo vệ hợp lý và rửa tay thường xuyên

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bất kỳ ai bị bệnh
  • Rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc chạm vào trẻ. Bạn nên rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Khi trẻ lớn hơn bố mẹ nên dạy cho trẻ về tầm quan trọng của việc rửa tay. Tránh chạm tay chưa rửa vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Làm sạch đồ chơi và núm vú của trẻ thường xuyên: Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào. Điều này đặc biệt quan trọng nếu ai đó trong gia đình bạn hoặc bạn trẻ bị cảm lạnh.
  • Hướng dẫn những người trong gia đình cách ho và hắt hơi vào khăn giấy: Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và sau đó rửa tay kỹ lưỡng. Nếu bạn không kịp lấy khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay. Sau đó rửa sạch tay.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayo Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm