Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại thuốc nên tránh khi mang thai

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về một số loại thuốc có thể gây hại cho bạn và trẻ, đồng thời giúp bạn hiểu những loại thuốc nào nên tránh:

Trong thời kỳ mang thai, bất kể bạn sử dụng một loại thuốc nào để điều trị buồn nôn, đau đầu hay đau bất kỳ điểm nào trong cơ thể, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. Vì một số loại thuốc có thể đi qua nhau thai và đi vào cơ thể của trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra các khuyết tật bẩm sinh hoặc biến chứng thai kỳ khác. 

Hầu hết các nghiên cứu đều chưa có kết luận và cần nghiên cứu thêm để xác nhận tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được dùng các loại thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị mụn

Các dẫn xuất vitamin A như isotretinoin (Accutane), được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, dị tật tim và não, cũng như các bất thường về thể chất ở trẻ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp loại thuốc này vào loại có bằng chứng rõ ràng về nguy cơ đối với thai nhi.

Thuốc uống tetracycline như doxycycline (Doryx) được sử dụng để điều trị mụn và nhiễm trùng do vi khuẩn có thể khiến răng của trẻ đổi màu vĩnh viễn.

Thuốc điều trị nấm

Thuốc kháng nấm chẳng hạn như fluconazole (Diflucan), thường được kê đơn cho bệnh tưa miệng và nhiễm nấm âm đạo. Theo FDA, việc sử dụng fluconazole liều cao (400-800 mg/ngày) trong thời gian dài trong ba tháng đầu có thể dẫn đến dị tật mặt, sứt miệng, xương đùi cong, xương sườn mỏng, xương dài, và bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, nguy cơ này không liên quan đến việc dùng một liều duy nhất fluconazole 150mg để điều trị nhiễm nấm âm đạo.

Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Thuốc kháng histamine

Loại thuốc này được dùng để điều trị nghẹt mũi, nổi mề đay, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh bất kỳ tác dụng gây dị tật thai sản rõ ràng nào nhưng Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Đại học Dị ứng, hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI) khuyên dùng chlorpheniramine và tripelennamine là những lựa chọn an toàn trong thời kỳ mang thai. Các chuyên gia cũng khuyên dùng cetirizine và loratadine sau 3 tháng đầu, cho những bệnh nhân không dung nạp được liều cao chlorpheniramine và tripelennamine. Tuy nhiên, sự an toàn của thuốc kháng histamine vẫn còn đang bị nghi ngờ do các nghiên cứu trên người còn hạn chế. Vì hầu hết các thuốc kháng histamin đều có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn để điều trị chứng say tàu xe và dị ứng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng trong thời gian mang thai.

Thuốc benzodiazepin

Clonazepam (Klonopin), alprazolam (Xanax), lorazepam (Ativan) và diazepam (Valium), thuộc nhóm thuốc benzodiazepin, giúp điều trị chứng lo âu, hoảng loạn, mất ngủ và co giật. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) về việc sử dụng thuốc tâm thần trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các thuốc benzodiazepin không gây nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các hướng dẫn cũng đề cập đến những rủi ro có thể xảy ra như tăng 0,01% nguy cơ sứt môi liên quan đến diazepam (Valium) và hội chứng mềm nhũn ở trẻ sơ sinh (hạ thân nhiệt, ngủ lịm, khó thở và khó ăn) nếu dùng thuốc benzodiazepin trong thời gian điều trị. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng cai nghiện trong vài tháng nếu người mẹ dùng alprazolam, chlordiazepoxide (Librium) hoặc diazepam trong khi mang thai.

Cloram phenicol

Thuốc kháng sinh có thể không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với thai nhi khi dùng trong thời kỳ mang thai. Một nghiên cứu tại Hungary cho thấy việc sử dụng cloramphenicol ở liều điều trị trong giai đoạn đầu của thai kỳ gây ra ít rủi ro cho thai nhi đang phát triển. Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại Đan Mạch đã kết luận rằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt chloramphenicol trong ba tháng đầu của thai kỳ không liên quan đến bất kỳ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên theo báo cáo của tạp chí Bệnh Truyền Nhiễm, có dữ liệu lâm sàng cho thấy chloramphenicol, khi được sử dụng trong khi sinh, sẽ đi qua nhau thai và gây ra hội chứng trẻ sơ sinh màu xám. Do đó nên tránh sử dụng trong quá trình chuyển dạ.

Codein

Thuốc opioid có tác dụng giảm đau và ho. Một bài báo khoa học của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Hoa Kỳ (ACOG) nói rằng opioid có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, loại thuốc này phải được dùng với liều lượng thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Một nghiên cứ khác của Michigan về Medicaid cũng báo cáo rằng không có sự gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh bất thường ở phụ nữ mang thai tiếp xúc với codeine trong ba tháng đầu. Nhưng các triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh được quan sát thấy ở trẻ (ở những bà mẹ không nghiện) ngay cả khi dùng liều điều trị của codeine trong ba tháng cuối.

Warfarin (Coumadin)

Thuốc chông đông máu được kê toa để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tim, tĩnh mạch, động mạch và phổi. Sử dụng thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng warfarin ở thai nhi và cũng liên quan đến sảy thai tự nhiên. Thêm vào đó, có thể có nguy cơ bất thường về hệ thần kinh trung ương nếu dùng warfarin ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Đối với những bà mẹ cần điều trị bằng warfarin dài hạn, các chuyên gia khuyên dùng heparin để thay thế.

Medicines in pregnancy: safe medicines for colds, coughs and more

Fluoroquinolon

Đây là một loại kháng sinh khác. Việc sử dụng fluoroquinolones trong những tháng đầu mang thai được phát hiện là có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai. Mặc dù không có nghiên cứu có kiểm soát về tác dụng của fluoroquinolone (Ciprofloxacin) đối với phụ nữ mang thai, nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy các tác dụng phụ như mòn sụn vĩnh viễn ở các khớp chịu trọng lượng và xơ nang.

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil), diclofenac (Voltaren), naproxen (Naprelan) và piroxicam (Feldene) được kê đơn làm thuốc giảm đau. Theo các báo cáo khoa học, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng thuốc NSAID trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng NSAID trong khi mang thai được phát hiện là dẫn đến cân nặng sơ sinh của trẻ thấp, nhưng cân nặng thấp có thể là do tình trạng viêm tiềm ẩn chứ không phải do thuốc. Những loại thuốc này có nguy cơ tương tự do đó tốt nhất phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng.

Primaquine

Đây là thuốc điều trị bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium virax gây ra. Mặc dù chưa có nghiên cứu trên người, nhưng có thể có nguy cơ thiếu máu ở thai nhi nếu bạn bị thiếu men G6PD

Sulfonamide

Đây là một loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Một nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số đã kết luận rằng sử dụng Cotrimoxazole (sulfonamide) trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật tim mạch và bất thường đường tiết niệu. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh sau khi thảo luận với người mẹ về những hậu quả có thể xảy ra

Topiramate

Thuốc chống động kinh được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu và các bệnh tâm thần khác. Theo FDA Hoa Kỳ, việc sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sứt môi hoặc hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh.

 FDA cũng tuyên bố rằng sứt miệng xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ (thậm chí trước khi người phụ nữ biết mình có thai), vì vậy phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên nói chuyện với bác sĩ để có những lựa chọn an toàn hơn (khi dùng topiramate) nếu họ đang có kế hoạch mang thai. Ngoài ra, bạn không nên ngừng dùng topiramate mà không nói chuyện với bác sĩ điều trị vì điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho bạn và em bé.

Trimethoprim (Primsol)

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang. Tạp chí Quản lý nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ Hoa Kỳ tuyên bố rằng không có nghiên cứu có kiểm soát nào hỗ trợ việc sử dụng trimethoprim trong thai kỳ. Vì vậy, nên tránh dùng thuốc này trong ba tháng đầu tiên vì có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Một nghiên cứu khác tại Đan Mạch đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng trimethoprim trong 12 tuần trước khi thụ thai và tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng gấp đôi. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận các tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài những loại thuốc không được kê đơn kể trên, các loại thuốc kê đơn mà phụ nữ mang thai cần tránh gồm Aspirin, bismuth subsalicylate, ibuprofen và Naproxen. Thuốc không phải lúc nào cũng là phương pháp điều trị đầu tiên trong trường hợp có những rối loạn nhỏ như nhức đầu, buồn nôn, đau khớp và táo bón khi mang thai.

Đọc thêm bài viết: Ăn gì để trì hoãn kinh nguyệt khi ngày Tết đang tới gần?

Những điều cần cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc kê đơn

Dưới đây là một số lưu ý trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt khi đang mang thai:

  • Sử dụng các biện pháp tự nhiên: Hầu hết các bệnh về thể chất mà bạn gặp phải khi mang thai có thể thuyên giảm nhờ các biện pháp tự nhiên. Ví dụ, bạn có thể ngồi thiền để giải tỏa căng thẳng hoặc massage để giảm đau nhức cơ thể. Bạn có thể ăn súp nóng khi bị cảm lạnh hoặc nghỉ ngơi đầy đủ khi bị sốt.
  • Sự tư vấn của bác sĩ: Trước khi bạn định dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tìm tham khảo ý kiến của của bác sĩ. Họ có thể đề xuất liều dùng thích hợp tùy thuộc vào tình trạng của bạn.
  • Không dùng kết hợp các loại thuốc: Không trộn lẫn hai loại thuốc khác nhau và dùng chúng cùng nhau. Bạn nên làm vậy khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
  • Đọc nhãn thuốc: Hầu hết các thành phần trong thuốc được kê đơn không có hại, nhưng bạn nên biết về thành phần thuốc bằng các đọc nhãn.

Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai và thai nhi nếu dùng trong thời kỳ mang thai. Hiện nay có rất nhiều thông tin sai lệch trên thị trường, do đó để tốt nhất bạn nên đi khám và nhận chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm