Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tràn dịch màng ngoài tim: nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng gặp phải

Tràn dịch màng ngoài tim là sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong màng ngoài của tim (lớp màng có cấu trúc giống như túi bao bọc xung quanh tim). Tình trạng này có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim hay các biểu hiện nguy hiểm khác mà nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Tràn dịch màng ngoài tim là gì?

Màng ngoài tim có hai lớp, bao gồm lá thành và lá tạng, được phân tách với nhau bởi 15 đến 35 ml dịch chứa bên trong giúp chúng trượt lên nhau dễ dàng trong quá trình tim co bóp. Dịch màng ngoài tim bình thường là vật liệu siêu lọc huyết tương và đặc trưng là có nồng độ Protein thấp và trọng lượng riêng thấp. Lá thành màng ngoài tim là cấu trúc dạng sợi không đàn hồi có thành phần chủ yếu từ Collagen bám vào các mạch máu lớn và các cấu trúc khác của lồng ngực để duy trì sự ổn định của tim. Lớp màng này cũng hoạt động như rào cản nhiễm trùng. Nếu màng ngoài tim gặp tình trạng bệnh lý hoặc bị tổn thương, kết quả là quá trình viêm có thể dẫn đến tình trạng dư thừa chất lỏng quanh màng ngoài tim. Đôi khi, sự tích tụ dịch quanh tim có thể không do viêm, mà do chảy máu sau chấn thương ngực chẳng hạn.

Tràn dịch màng tim gây áp lực lên tim, ảnh hưởng đến chức năng của tim. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến suy tim hoặc tử vong.

Các triệu chứng của tràn dịch màng ngoài tim

Tràn dịch màng ngoài tim có thể rất đáng kể mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, đặc biệt khi dịch tràn tăng với mức độ chậm. Nếu các triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim xuất hiện, chúng có thể bao gồm:

  • Khó thở hay thở ngắn
  • Cảm giác khó chịu khi thở trong trạng thái nằm (khó thở tư thế)
  • Đau ngực, thường ở phía sau xương ức hoặc ở bên trái của ngực
  • Cảm giác ngực căng tức
  • Phù vùng chân hoặc bụng

Hãy gọi ngay cho cấp cứu nếu xuất hiện cảm giác đau ngực kéo dài hơn vài phút, hoặc nếu gặp phải tình trạng thở khó hay đau tức ngực, hoặc nặng hơn nữa là ngất xỉu không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân nào gây ra tràn dịch màng ngoài tim?

Tràn dịch màng ngoài tim có thể do tình trạng phản ứng viêm màng ngoài tim hoặc chấn thương. Đặc biệt trong chấn thương ngực, tràn dịch màng ngoài tim có thể xảy ra khi sự lưu thông của phần dịch màng tim bị tắc nghẽn hoặc khi máu tụ trong màng ngoài tim. Đôi khi, tràn dịch màng ngoài tim không xác định được nguyên nhân.

Một số nguyên nhân của tràn dịch màng ngoài tim bao gồm:

  • Viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật tim hoặc cơn đau tim
  • Rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lupus
  • Ung thư di căn, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vú, u ác tính, bệnh bạch cầu, ung thư hạch không Hodgkin hoặc bệnh Hodgkin
  • Ung thư màng tim
  • Xạ trị ung thư và tim nằm trong vùng bức xạ của xạ trị
  • Hóa trị liệu điều trị ung thư, bao gồm doxorubicin (Doxil) và cyclophosphamide
  • Các chất thải trong máu do suy thận (nhiễm độc máu)
  • Tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp)
  • Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng
  • Chấn thương hoặc vết thương thủng gần tim (sau phẫu thuật tim hở chẳng hạn)
  • Một số loại thuốc, bao gồm hydralazine (thuốc điều trị huyết áp cao); isoniazid (thuốc điều trị lao); và phenytoin (Dilantin, Phenytek,…); hay một số loại thuốc trị co giật động kinh…
Các biến chứng gặp phải của tràn dịch màng ngoài tim

Tùy thuộc vào mức độ phát triển nhanh chóng của tràn dịch màng ngoài tim hay sức chịu đựng của màng ngoài tim có thể căng ra để chứa chất lỏng dư thừa mà các biến chứng sẽ xuất hiện ở mức độ nhẹ hay nặng nề. Tuy nhiên, việc có quá nhiều chất lỏng sẽ khiến màng ngoài tim ko giãn được, tạo áp lực ngược lại lên tim và sẽ khiến các khoang tim không thể hoạt động bình thường.

Tình trạng chèn ép do quá nhiều dịch được gọi là chèn ép tim, dẫn đến lưu lượng máu kém và thiếu oxy cho cơ thể. Tình trạng này đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngã gục bất thường ở các vận động viên chuyên nghiệp

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm