Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trầm cảm - bệnh hủy hoại dần ý thức sống

Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay, xảy ra mọi lứa tuổi và có thể dẫn người bệnh đến kết cục tự chấm dứt cuộc đời.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Trưởng phòng Điều trị Rối loạn Cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết trầm cảm hiện thường gặp trong cộng đồng. Giai đoạn trầm cảm khởi đầu cho các rối loạn cảm xúc tiếp theo, có thể diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau như rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc rối loạn trầm cảm tái diễn...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 340 triệu người trên thế giới mắc trầm cảm và ít nhất 15% dân số có biểu hiện trầm cảm rõ rệt ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Năm 2000, trầm cảm đứng thứ 4 trong 15 bệnh gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dự đoán cho đến năm 2020 căn bệnh này đứng thứ 2 và năm 2030 sẽ leo lên vị trí thứ nhất.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt từ 25 đến 44, trong đó bệnh nhân nữ gấp đôi nam. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 lần so với chưa mãn kinh. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20-30% mỗi năm. 

Việt Nam có khoảng 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Chỉ khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, trầm cảm được cho là một bệnh lý do sự mất cân bằng các chất dịch trong cơ thể. Cha đẻ của ngành y học thế giới, thầy thuốc Hippocrates (năm 460 - 377 TCN) dùng thuật ngữ "sầu uất" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, để chỉ trầm cảm. Ông cho rằng quá nhiều mật đen trong lách gây ra các biểu hiện như sợ hãi và chán nản, thất vọng kéo dài.

Thế kỷ 14, thuật ngữ "trầm cảm" (depression) xuất phát từ động từ deprimere trong tiếng Latin, nghĩa là "đè nén" (press down), được sử dụng với ý nghĩa là sự đè nén, giảm sút nặng về tinh thần. 

Thế kỷ 20, Sigmund Freud đề cập tới cơ chế sự mất mát gây nên sầu uất nghiêm trọng, không chỉ trạng thái tiêu cực bên ngoài mà còn do cái tôi bên trong bị tổn thương gây suy giảm sự tự nhận thức, cảm giác tội lỗi, thấp kém và vô giá trị. 

Sau này, nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm là do mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh của não, mở ra hướng nghiên cứu về sự liên quan giữa thay đổi mức monoamine trong não với các triệu chứng trầm cảm, là cơ sở nghiên cứu bệnh sinh và điều trị trầm cảm.

Có nhiều cách phân loại rối loạn trầm cảm như phân loại theo nguyên nhân bao gồm trầm cảm nội sinh, tâm sinh, thực tổn. Phân loại theo mức độ bao gồm giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa, nặng. Phân loại theo sự có mặt của các triệu chứng loạn thần bao gồm trầm cảm có triệu chứng loạn thần và trầm cảm không có triệu chứng loạn thần. Phân loại theo sự có mặt của các triệu chứng cơ thể là trầm cảm có triệu chứng cơ thể và trầm cảm không có triệu chứng cơ thể.

Trầm cảm kéo dài để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ em về mặt phát triển xã hội, phát triển cảm xúc và học tập. Ảnh: Straitstimes

Trầm cảm kéo dài để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ em về mặt phát triển xã hội, phát triển cảm xúc và học tập. Ảnh: Straitstimes

Trầm cảm bao gồm 3 biểu hiện chính và 7 triệu chứng phổ biến, tồn tại trong khoảng ít nhất 2 tuần.

Biểu hiện chính là khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động. Triệu chứng phổ biến là giảm sút sự tập trung và sự chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, có ý tưởng bị tội và không xứng đáng với người khác. Trầm cảm khiến người mang bệnh bi quan, nhìn tương lai ảm đạm, có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng. Người bị trầm cảm có thể gây nguy hiểm đối với người khác như xô xát, cãi vã và giết người. 

Tuy nhiên, cần phân biệt trầm cảm với các rối loạn khác. Người bệnh có ảo giác như nghe tiếng nói lạ trong đầu hay nhìn thấy các hình ảnh khác thường và hoang tưởng điều kỳ lạ là dấu hiệu của rối loạn loạn thần cấp. Bệnh nhân có một giai đoạn hưng cảm kích thích, tăng khí sắc, nói nhanh là biểu hiện của rối loạn lưỡng cực. Bệnh nhân dùng rượu và ma túy có thể là rối loạn do sử dụng rượu hoặc rối loạn do dùng chất ma túy.

Để điều trị, bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân và dạng rối loạn trầm cảm để dùng thuốc và trị liệu tâm lý, hành vi phù hợp. Người có dấu hiệu trầm cảm cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời, làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng, phòng ngừa tái phát. 

Người bệnh không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân. Khi phát hiện người bị trầm cảm, phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để tránh cơn trầm uất, thất thần quẫn trí. Bệnh nhân trầm cảm cần phải khám nhiều lần để điều trị, theo dõi đề phòng nặng thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Thùy An - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm