Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tình trạng “COVID-19 kéo dài”: Thách thức của y học hiện đại

Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới, việc cần hiểu biết thêm và đưa ra biện pháp ứng phó với tình trạng "COVID-19 kéo dài" ngày càng trở nên cấp thiết.

"COVID-19 kéo dài" là gì?

Các triệu chứng như mệt mỏi dai dẳng, khó thở, sương mù não và trầm cảm có thể khiến hàng triệu người trên toàn cầu suy giảm sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, cho tới nay có rất ít thông tin về tình trạng bất thường sức khỏe này.

Thuật ngữ "COVID-19 kéo dài" thường được sử dụng để mô tả các biểu hiện và triệu chứng dai dẳng hoặc xuất hiện sau khi mắc COVID-19 cấp tính. Ví dụ, theo hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE), "COVID-19 kéo dài" bao gồm cả COVID-19 có triệu chứng đang diễn ra (từ 4 đến 12 tuần) và hội chứng sau COVID-19 (≥12 tuần), nhưng chưa có định nghĩa thống nhất.

 "COVID-19 kéo dài" khác biệt như thế nào với các hội chứng sau nhiễm virus khác? Không có đặc điểm sinh hóa hoặc X-quang rõ ràng nào tồn tại để hỗ trợ chẩn đoán và có thể có một số hình thái với các biểu hiện, tiên lượng và kết quả khác nhau. Chưa có phương pháp điều trị được chứng minh hiệu quả, thậm chí chưa có hướng dẫn phục hồi chức năng, trong khi "COVID-19 kéo dài" ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục cuộc sống bình thường và khả năng làm việc của mọi người. Ảnh hưởng đối với xã hội, gia tăng gánh nặng chăm sóc sức khỏe và thiệt hại về sản xuất và kinh tế là đáng kể. "COVID-19 kéo dài" trở thành một trong những thách thức hàng đầu của y học hiện đại.

Biến thể Delta đang gây ra tình trạng “COVID-19 kéo dài”.

Ảnh hưởng của "COVID-19 kéo dài"

Rõ ràng, tình trạng "COVID-19 kéo dài" là mối quan tâm của sức khỏe cộng đồng. Ví dụ, ở Anh, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, tính đến ngày 04/7/2021, ước tính có khoảng 945.000 người bị tình trạng "COVID-19 kéo dài", bao gồm 34.000 trẻ em từ 2 - 16 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là người từ 35 – 69 tuổi, trẻ gái và phụ nữ, người sống ở những vùng khó khăn, người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc xã hội và những người có tình trạng sức khỏe kém hoặc khuyết tật.

Hầu hết các bằng chứng về "COVID-19 kéo dài" đều là hạn chế và dựa trên nghiên cứu thuần tập nhóm nhỏ với thời gian theo dõi ngắn.

Tuy nhiên, trên tạp chí The Lancet mới đây, Lixue Huang và các đồng nghiệp đã báo cáo kết quả 12 tháng của nghiên cứu thuần tập theo dõi dọc lớn nhất gồm những người trưởng thành sống sót sau khi nhập viện do COVID-19 cho đến nay, bao gồm cả người lớn (trung bình 59 tuổi) xuất viện từ Bệnh viện Jin Yin-tan ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nghiên cứu này giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về bản chất và mức độ của "COVID-19 kéo dài".

Kết quả cho thấy, vào thời điểm 12 tháng, những người sống sót sau COVID-19 gặp nhiều vấn đề về vận động, đau hoặc khó chịu và lo âu hoặc trầm cảm cao hơn nhóm đối chứng (gồm nhóm người trưởng thành tương đồng và không bị nhiễm SARS-CoV-2).

Mệt mỏi hoặc yếu cơ là triệu chứng thường gặp nhất tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng, trong khi gần 1/2 số bệnh nhân cho biết có ít nhất một triệu chứng, bao gồm: khó ngủ, đánh trống ngực, đau khớp hoặc đau ngực tại thời điểm 12 tháng.

Nghiên cứu cũng cho thấy đối với nhiều bệnh nhân, việc hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau COVID-19 sẽ mất khoảng hơn 1 năm, và điều này đặt ra các vấn đề quan trọng đối với các dịch vụ y tế và nghiên cứu.

Bệnh nhân sống sót sau COVID-19 gặp nhiều vấn đề về vận động, lo âu hoặc trầm cảm.

Giải pháp ứng phó với "COVID-19 kéo dài"

Thứ nhất, chỉ có 0,4% bệnh nhân mắc COVID-19 cho biết họ đã tham gia một chương trình phục hồi chức năng chuyên biệt. Lý do của việc sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng thấp như vậy thì chưa rõ ràng, nhưng việc chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng "COVID-19 kéo dài" và thiếu các lộ trình chuyển tuyến rõ ràng đã là những vấn đề phổ biến trên toàn Thế giới.

Thứ hai, ảnh hưởng của "COVID-19 kéo dài" đối với sức khỏe tâm thần cần được nghiên cứu thêm. Tỷ lệ những người sống sót sau COVID-19 bị lo âu hoặc trầm cảm tăng nhẹ trong thời điểm từ 6 tháng đến 12 tháng.

Thứ ba, kết quả từ nghiên cứu thuần tập này không thể được khái quát hóa cho các nhóm dân số khác, ví dụ, những bệnh nhân không nhập viện, những người trẻ hơn và những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Do đó, cần ưu tiên sớm tiến hành nghiên cứu đối với những quần thể này.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã kêu gọi các quốc gia ưu tiên chẩn đoán, phục hồi chức năng và nghiên cứu những hậu quả lâu dài do COVID-19 gây ra, cũng như thu thập dữ liệu về tình trạng "COVID-19 kéo dài".

Cần có một chương trình nghiên cứu gắn kết để tránh lãng phí trong nghiên cứu và cải thiện kết quả cho bệnh nhân. Các cộng đồng khoa học và y khoa phải cùng hợp tác để khám phá cơ chế và bệnh sinh của "COVID-19 kéo dài", ước tính gánh nặng bệnh tật toàn cầu và khu vực, xác định rõ hơn đối tượng nào là người có nguy cơ cao nhất, hiểu rõ cơ chế tác động của vaccine tới tình trạng bệnh lý này và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả thông qua các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải quan tâm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng dai dẳng của "COVID-19 kéo dài" ở bệnh nhân và hệ thống y tế cần được chuẩn bị để đáp ứng các mục tiêu hướng trực tiếp đến bệnh nhân, với nguồn nhân lực được đào tạo thích hợp liên quan đến các yếu tố thể chất, nhận thức, xã hội và nghề nghiệp.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hội chứng “COVID-19 kéo dài” hiếm gặp ở trẻ em.

Tài Văn (Theo The Lancet) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm