Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm phòng COVID-19 khi đang mang thai có thể giúp truyền kháng thể cho trẻ sơ sinh?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mang thai có nguy cơ phát triển bệnh nặng và biến chứng do COVID-19 cao hơn so với những người không mang thai. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy một lợi ích khác của việc tiêm phòng: trẻ sơ sinh được sinh ra với lượng kháng thể cao hơn so với những trẻ mẹ không tiêm phòng COVID-19 khi mang thai.

Một nghiên cứu mới của CDC đã phát hiện ra rằng việc tiêm phòng COVID-19 không làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Kể từ khi vaccine COVID-19 được ra đời, các bác sĩ đã đặc biệt khuyến khích những người mang thai tiêm phòng COVID-19 để bảo vệ không chỉ bản thân mà cả trẻ sơ sinh của họ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mang thai có nguy cơ phát triển bệnh nặng và biến chứng do COVID-19 cao hơn so với những người không mang thai. Những người mang thai không được tiêm phòng cũng có nhiều khả năng bị sinh non và có kết quả sinh nở xấu hơn những người mang thai đã được tiêm phòng. Một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu tại Đại học New York (NYU) đã phát hiện ra một lợi ích khác của việc tiêm phòng: Trẻ sơ sinh có mẹ được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hoặc Moderna COVID-19 có lượng kháng thể cao. Chuyên gia đã khẳng định khi phụ nữ mang thai được chủng ngừa, trẻ sơ sinh có kháng thể bảo vệ chống lại COVID. Tiêm vaccine COVID là đôi bên cùng có lợi cho mẹ và bé.

Một báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khẳng định thêm rằng vaccine COVID-19 an toàn trong thời kỳ mang thai. Nghiên cứu trên 40.000 phụ nữ mang thai, không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vaccine và sinh non hoặc đẻ con nhẹ cân. 

Tiêm phòng có khả năng bảo vệ trẻ sơ sinh như thế nào?

Báo cáo năm 2021 từ Đại học New York đã đo mức độ kháng thể ở 36 trẻ sơ sinh có mẹ đã được tiêm một trong các loại vaccine RNA thông tin (mRNA) (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả trẻ sơ sinh đều có lượng kháng thể cao. Bác sĩ nhi khoa cho biết miễn dịch sẽ được truyền cho thai nhi qua dây rốn.

Lợi ích của việc tiêm phòng cho người mang thai

Những người mang thai đối mặt với nguy cơ biến chứng do COVID-19 tăng lên so với dân số chung. Chuyên gia cho rằng mang thai làm giảm trạng thái miễn dịch, do vậy, khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin vào bất kỳ giai đoạn nào. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai bị nhiễm coronavirus có nhiều nguy cơ phải nhập viện, đặt ống nội khí quản, tiền sản giật, sinh non và tử vong mẹ. Trong những tuần gần đây, khi biến thể Omicron rất dễ lây lan được lưu hành, những người mang thai có nhiều nguy cơ phát triển COVID-19 hơn. Bằng chứng cho thấy rằng cả vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna đều an toàn và hiệu quả ở người mang thai cũng như ở người không mang thai. Chuyên gia khẳng định tiêm vaccine ngừa COVID-19 không liên quan đến bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào như sẩy thai hoặc vô sinh như một số người lầm tưởng.

Tóm lại, trẻ sơ sinh có mẹ đã được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hoặc Moderna có lượng kháng thể cao ngay sau khi sinh ra. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tiêm vaccine là an toàn với phụ nữ mang thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai – Những bằng chứng khoa học

 

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm