Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm chủng cho mẹ bầu, những điều cần biết

Tiêm phòng vắc-xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho bé trong 9 tháng thai kỳ.

Bà bầu nên theo dõi lịch và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin từ quá trình lên kế hoạch đến hết thời kỳ mang thai.

Các vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai

Viêm gan B: Đây là căn bệnh có tỷ lệ lây lan cao từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan b và tiêm phòng.

Cúm: Nếu thai phụ bị cúm trong quá trình mang thai cũng rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bị cúm trong 3 tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân. Trường hợp được tiêm phòng, tỷ lệ mắc cúm sẽ giảm đi đáng kể, thời gian hiệu lực của vắc-xin thường trong vòng 1 năm.

Thủy đậu: Đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng bệnh thì thủy đậu là một vắc-xin cần thiết để tiêm phòng. Có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ bầu hoàn toàn có thể trở thành người truyền bệnh lúc em bé sinh ra.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Đây là loại vắc-xin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp, nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

Sởi, quai bị, Rubella: Tất cả 3 bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp. Nếu trong quá trình mang thai người phụ nữ mắc một trong ba bệnh này thì nguy cơ sinh con ra bị dị tật, suy dinh dưỡng là rất cao.

tiem-chung-cho-me-bau-nhung-dieu-can-biet-1

Tiêm phòng cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất giảm thiểu rủi ro cho bé. Ảnh: TM

Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất

Trước mang bầu

Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, Rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B: Vắc-xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi có bầu. Tốt nhất là bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

Cúm: Vắc-xin có độ nhạy cao và thiết yếu với cuộc sống nên có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai, nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm.

Bạch hầu - ho gà - uốn ván: Tiêm 1 liều duy nhất vẫn đảm bảo phòng bệnh hiệu quả.

Trong khi mang bầu

Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh này.

Các lưu ý cần thiết khi tiêm phòng

Không nên tiêm một số loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin virut sống cho phụ nữ mang thai, vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Vắc-xin sống được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virut sống. Một số vắc-xin có thể được cung cấp cho người mẹ trong tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, trong khi những loại khác chỉ nên được tiêm ít nhất 3 tháng trước hoặc ngay sau em bé chào đời.

Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể, có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 - 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non.Vì thế, trước khi có ý định mang thai, các chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc-xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, các mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc-xin như ngừa cúm (bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc-xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mạn tính khác). Riêng vắc-xin ngừa thủy đậu và sởi - quai bị - Rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai.

Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai?

Với vắc-xin ngừa thủy đậu và sởi - quai bị - Rubella, các chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ. Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc-xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc-xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), các mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ tiêm ngừa khi mang thai. Tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin hoạt động thế nào?

BS. Lan Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm