Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực đơn bữa sáng ngon, bổ dưỡng và an toàn cho người bệnh đái tháo đường

Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng trong ngày đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, với người bị đái tháo đường, việc có một kế hoạch cụ thể cho bữa ăn sáng giúp tiết kiệm thời gian và tránh chọn những thực phẩm làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

1. Những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn bữa sáng cho người bệnh đái tháo đường

Một bữa ăn sáng cung cấp khoảng 20-30% trên tổng số dinh dưỡng cả ngày là phù hợp với một bệnh nhân đái tháo đường. 

Bữa sáng lý tưởng dành cho người bị đái tháo đường là một bữa ăn giàu đạm, ít tinh bột, nhiều chất xơ và bao gồm chất béo lành mạnh.

1.1. Tinh bột

Tinh bột là một "thủ phạm" khiến lượng đường tăng cao sau ăn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần phải tránh hoàn toàn các thực phẩm giàu tinh bột trong bữa sáng.

Các thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế như các loại bánh ngọt, ngũ cốc ăn liền, bánh mỳ trắng, miến, đồ nếp… có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn, do vậy người bệnh đái tháo đường nên hạn chế.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tinh bột phức tạp có trong ngũ cốc, các loại đậu và các loại rau củ giàu tinh bột thường chứa nhiều chất xơ. Do đó, các thực phẩm này sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó khiến đường huyết tăng lên chậm hơn.

Thực đơn bữa sáng ngon bổ dưỡng và an toàn cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 2.

Các loại đậu, rau củ chứa tinh bột phức tạp tốt cho người bệnh đái tháo đường.

1.2. Protein (chất đạm)

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng lại ít gây tăng đường máu và giúp tạo cảm giác no lâu cho cơ thể. Vì vậy bữa sáng của người đái tháo đường nên bao gồm đầy đủ lượng đạm.

Những nguồn protein tốt thường có trong: trứng, thịt, cá, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa…

- Chất xơ: Đa số người bệnh đái tháo đường vẫn bỏ qua rau vào bữa sáng. Cho dù là bữa sáng bạn vẫn rất nên bổ sung rau xanh, củ quả hoặc trái cây để giúp lượng đường khi vào cơ thể sẽ tăng lên trong máu một cách từ từ và giúp chúng ta no lâu hơn.

Gợi ý một số loại rau quả tiện lợi, dễ chuẩn bị cho bữa sáng như: Dưa chuột, giá đỗ, salad rau sống…

Ngoài ra hạt chia là loại hạt rất giàu chất xơ. Nếu không kịp chuẩn bị rau cho bữa sáng, người bệnh đái tháo đường có thể lựa chọn hạt chia thay thế để bổ sung lượng chất xơ thiếu hụt.

1.3. Chất béo lành mạnh

Chất béo tốt rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K đồng thời giúp duy trì cảm giác no lâu mà lại không làm tăng đường máu. Do vậy bữa sáng của người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua thành phần quan trọng này.

Nguồn chất béo lành mạnh có trong các loại thực phẩm sau: quả bơ, dầu olive, các loại cá béo, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, macca, hạt lạc…).

Thực đơn bữa sáng ngon bổ dưỡng và an toàn cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 3.

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh.

2. Một số thực đơn bữa sáng tham khảo cho người bệnh đái tháo đường

Mỗi bữa sáng của người bệnh đái tháo đường nên bao gồm 30-45g carbohydrat, có thể cần đến 60g tùy trọng lượng cơ thể và nhu cầu được tính bởi các chuyên gia dinh dưỡng.

Sau đây là một số thực đơn cho bữa sáng lành mạnh, người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo áp dụng tùy điều kiện và khẩu vị của từng người.

- Thực đơn 1:

  • 1-2 quả trứng ốp la/luộc
  • 1 bát con rau/1 đĩa salad
  • 2 lát bánh mỳ sanwich và/hoặc 1 phần sữa/chế phẩm từ sữa/trái cây

Thực đơn 2:

  • 1 bát con cơm
  • Trứng/thịt/cá/đậu
  • 1 bát con rau
  • 1 nắm hạt lạc/điều/hạnh nhân

- Thực đơn 3:

  • 2/3 lượng bánh phở (nhà hàng) thêm thịt hoặc 1 quả trứng
  • 1 bát con rau

- Thực đơn 4:

  • 1 bánh mỳ kẹp trứng tăng thêm rau/dưa chuột
  • Hoặc: 2/3 - 3/4 bánh mỳ như trên + 1 phần sữa/chế phẩm từ sữa/trái cây

Thực đơn bữa sáng ngon bổ dưỡng và an toàn cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 5.

Thực đơn bánh mỳ kẹp trứng và rau.

- Thực đơn 5:

  • ½ bát xôi nhỏ
  • 1 bát con rau/1 trái dưa chuột
  • Thịt/trứng/chả
  • Lưu ý:

​- 1 phần sữa/chế phẩm từ sữa tương đương với:

+ 200ml sữa tươi không đường

+ 1 hộp sữa chua không đường 100g

+ 2 miếng phô mai tam giác 15g

- Một phần trái cây chỉ khoảng lượng nằm trong lòng bàn tay của bạn. (Ví dụ: 1 trái quýt, nửa trái cam, nửa trái ổi to, 1 trái chuối nhỏ, ½ trái chuối lớn, 1 múi bưởi lớn hay nửa trái táo… hoặc khoảng một nửa chén trái cây hỗn hợp).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 loại trái cây giàu chất xơ người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn hàng ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm