Kích thước trước sau của thóp là 7,5 cm, chiều ngang là 6,5 cm. Con trai tôi 6 tháng tuổi, đầu cháu phát triển bình thường, cháu bắt đầu ngồi, với tay lấy các đồ vật … Liệu có phải tôi đang lo lắng không có cơ sở ?
Alex Sweeney – Điều phối viên chăm sóc nhi khoa Bệnh viện Ormond, Florida, Mỹ.
Bác sĩ Greene:
Alex ạ, trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi xin có đôi lời với bạn đọc, những người không được đào tạo như anh, về thóp trước.
Thóp trước (nằm trên hộp sọ của trẻ) là điều khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Ở những vùng khác trên đầu, não được bảo vệ bởi bức tường xương vững chắc, vậy mà ở vùng thóp chỉ có lớp mô mềm ngăn não khỏi các va đập từ thế giới bên ngoài. Thóp trước trông thật mong manh. Hôm nay tôi đã gặp một bà mẹ, chị nói rằng mình chưa bao giờ chạm vào thóp trước của con trai vì sợ sẽ thọc ngón tay xuyên qua thóp của con.
Thực ra, thóp trước là một minh chứng cho sự tài tình đáng kinh ngạc của tạo hóa trên cơ thể người. Khi chào đời, trẻ sơ sinh có 6 thóp nhưng chỉ 2 thóp dễ nhận ra (thóp lớn nhất nằm ở phía trên, gọi là thóp trước). Mối liên kết lỏng lẻo của các xương sọ giao nhau tại các thóp cho phép người mẹ thực hiện cuộc đẻ. Nếu không có cấu trúc giải phẫu linh hoạt như vậy, các bé sẽ phải có bộ não nhỏ hơn hay các bà mẹ phải có phần hông rộng hơn nếu muốn con có thể chào đời.
Giá trị của thóp trước cũng không mất đi khi bạn lần đầu ôm con trong tay. Thóp chẳng những không làm con bị tổn thương mà còn giúp bảo vệ bé khỏi chấn thương. Điều này khiến một số tai nạn hi hữu trở nên nguy hiểm hơn (ví dụ ngã đập đầu vào cột ăng ten ở ô tô), nhưng với những tai nạn thông thường ở mọi trẻ em, thóp trước trở thành chiếc đệm bảo vệ - biến hộp sọ thành mũ bảo hiểm.
Hàng tuần, các ông bố bà mẹ hoảng loạn vẫn thường lao vào phòng của tôi sau khi con họ ngã từ giường, từ bàn hay ghế cao xuống đất. Điều này xảy ra nhanh tới mức các bé có thể ngã ngay khi có mặt các bậc phụ huynh hết sức cẩn thận, điều này cũng đã xảy ra với chính tôi. Khi ngã, trẻ nhỏ thường rơi đầu xuống trước, vì trọng tâm của bé nằm ở đầu (trọng tâm của người lớn nằm ở mông). Đầu đập xuống sàn nghe đánh rầm. May nhờ có chiếc đệm của thóp trước, phần lớn chấn thương đầu khá là nhẹ. Thóp tuy mềm nhưng lại bao gồm một màng sợi cực kỳ chắc chắn.
Khi chào đời, thóp của trẻ sơ sinh có kích thước rất khác nhau. Nếu thóp nhỏ thì trong vài tháng đầu kích thước sẽ tăng. Trái lại những thóp lớn sẽ bé dần lại. Tới khi bé được 2 tháng tuổi, thóp trước thường có chiều ngang 3 cm. Thóp rộng tồn tại lâu thường là chuyện bình thường, nhưng trong một số trường hợp nó có thể liên quan tới các bệnh lý hiếm gặp:
1. Rối loạn phát triển sụn hay chứng lùn thực thụ: Anh có thể đánh giá chiều cao và vẻ ngoài của con để đưa ra kết luận.Bệnh nhân loạn phát xương đòn sọ không có xương đòn.
4. Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh: bệnh có thể bị bỏ sót nếu trẻ sơ sinh không được lấy máu làm test sàng lọc. Trước kia khi không có test này, thóp trước rộng là dấu hiệu điển hình để chẩn đoán bệnh. Nếu kết quả test sàng lọc của con anh bình thường thì chẳng có gì đáng lo.Trẻ sinh non được nuôi trong lồng ấp.
13. Ba nhiễm sắc thể 13 (hội chứng Patau), 18 (hội chứng Edwards), 21 (hội chứng Down): Các bệnh này đều được phát hiện ngay khi sinh.Khi bác sĩ nói mọi việc có vẻ ổn, ông ấy đã đúng. Bác sĩ cũng đúng khi lo lắng rằng thóp rộng đôi khi cũng liên quan tới một số hội chứng, chẳng hạn hội chứng ba nhiễm sắc thể, có thể đi kèm chậm phát triển.
Bây giờ anh đã biết về những bệnh này, các hội chứng nguy hiểm nhất đã được loại bỏ. Con anh, một đứa trẻ năng động, cũng chẳng có gì chung với các hội chứng nhẹ đã nêu. Hãy thư giãn và tận hưởng niềm vui khi con bắt đầu tập ngồi, rồi bé sẽ chạy quanh phòng. Đối với phần lớn trẻ, thóp trước sẽ sớm đóng lại sau khi bé đã đứng vững vàng trên đôi chân của mình (vào 9-12 tháng).Thóp mở đủ lâu giúp bảo vẹ bé khi con vấp ngã để rồi có thể tự mình đi được. Mọi việc sẽ diễn ra rất nhanh.
* Alan Greene là bác sĩ chuyên khoa nhi nổi tiếng của Mỹ, có bằng cử nhân Lịch sử và Triết học Khoa học, sau đó tốt nghiệp trường Y tại Đạihọc California. Hiện ông công tác tại Khoa lâm sàng Trường Y Đại học Standford, thực hiện việc khám bệnh và giảng dạy.
Bác sĩ Greene là người sáng lập và điều hành trang web DrGreene.com. Ông được công nhận là một trong 25 người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới công nghệ thông tin y khoa. Ông cũng được vinh danh là 'Anh hùng Sức khỏe cho trẻ em'.
Trang web DrGreene.com nhận được hơn 14 triệu hit mỗi tháng từ phụ huynh, sinh viên và các chuyên gia y tế.
Bác sĩ Greene
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh