Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thói quen còn tai hại hơn cả hút thuốc lá

Thói quen ngồi một chỗ suốt thời gian dài - bên bàn làm việc hay trên xe hơi, xe máy - cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

Không hút thuốc, rèn luyện sức khỏe thường xuyên vẫn là chưa đủ để khẳng định bạn có một cuộc sống lành mạnh. Nếu không muốn đẩy bản thân vào nguy hiểm, hãy tập cách sửa đổi 5 thói quen dưới đây:

1. Ngồi cả ngày

Công việc văn phòng rất có hại cho sức khỏe. Ảnh: Deposit Photos

Ngay cả khi bạn tập luyện thường xuyên, thói quen ngồi một chỗ suốt thời gian dài - bên bàn làm việc hay trên xe hơi, xe máy - cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo Trung tâm Chăm sóc ung thư - dịch vụ sức khỏe Alberta của Canada, tình trạng ít vận động có mối liên quan với gần 160.000 ca ung thư phổi, ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt mỗi năm - bằng 2/3 so với số ca ung thư do hút thuốc gây ra.

Thay đổi: Thay vì ngồi lì trên ghế từ sáng đến chiều tại văn phòng, bạn hãy tự tạo cho mình những quãng nghỉ, những lý do để đứng lên như đi lấy nước, rửa mặt, trao đổi cùng đồng nghiệp. Ở nhà, bạn cũng nên bỏ thói quen xem tivi. Hãy ra ngoài đi dạo, dành vài phút dọn dẹp hay lên lịch tập gym cùng người thân, bạn bè.

2. Ăn quá nhiều thịt và phô mai

Protein động vật rất giàu IGF-1 - loại hormone có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của tế bào ung thư. Một cuộc nghiên cứu của Đại học Southern California xuất bản trên tạp chí Cell Metabolism gần đây cho thấy, người ở tuổi trung niên ăn nhiều protein động vật có khả năng chết vì ung thư cao gấp 4 lần so với người ăn ít protein. Đây là tỷ lệ tương đương với hút thuốc.

Thay đổi: Thay thế protein động vật bằng nguồn protein thực vật. Những loại thực vật như các loại đậu có mức độ protein ngang với một số loại thịt.

Nhìn chung, người trung niên chỉ nên ăn 0,8 gram protein cho mỗi 1 kg trọng lượng. Tuy nhiên, khi bạn qua tuổi 65, ăn nhiều protein động vật lại không có hại bởi lúc này, quá trình sản sinh IGF-1 của cơ thể đã bắt đầu giảm sút.

3. Sử dụng dầu ăn không đúng cách

Học cách sử dụng dầu ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Best Health Magazine

Nấu ăn là hoạt động gây ô nhiễm. Các cuộc nghiên cứu tại nhà hàng, bếp ăn tại gia cho thấy, việc nấu nướng ở mức nhiệt cao với dầu đậu nành sẽ tạo ra vật chất dạng hạt, aldehyde, PAHs - tất cả những hợp chất này đều có trong khói thuốc và có liên quan tới bệnh viêm đường thở.

Thay đổi: Học cách chọn loại dầu phù hợp với mục đích sử dụng. Chẳng hạn, dầu olive không nên dùng để rán hay nấu nướng ở nhiệt độ cao, nhưng có thể dùng khi nấu ở nhiệt độ thấp, trộn salad. Trái lại, dầu bơ rất thích hợp để nấu nướng ở nhiệt độ cao. Tìm hiểu thông tin về "điểm khói" (smoke point) của từng loại dầu để biết cách sử dụng hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên lắp đặt thiết bị hút mùi, giúp giảm lượng ô nhiễm tới 60 - 90%.

4. Nhuộm da

Một cuộc nghiên cứu gần đây đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ ước tính, nhuộm da gây ra gần 420.000 ca ung thư da mỗi năm ở Mỹ. Trong khi đó, hút thuốc gây ra khoảng 226.000 ca ung thư phổi.

Thay đổi: Học cách yêu làn da tự nhiên của bản thân. Nếu thực sự muốn có làn da nâu, bạn hãy thử ăn nhiều cà rốt và cà chua theo kết quả một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí Evolution and Human Behavior. Đây là 2 loại thực phẩm giàu carotenoid, giúp cải thiện màu da và không cần phải lo lắng trước những thành phần gây ung thư của thuốc nhuộm da.

5. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật. Ảnh: Shape

Thiếu ngủ kinh niên gây huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, béo phì và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thậm chí, một cuộc nghiên cứu còn kết luận, không ngủ được ít nhất 6 hay 7 tiếng/ngày có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong tương đương với những người hút thuốc lá. Ngay cả ngủ không ngon giấc cũng có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào ung thư.

Thay đổi: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ, hãy trò chuyện với các bác sĩ để kiểm tra bạn có gặp vấn đề về giấc ngủ hay không.

Phương Ly - Theo News.zing.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm