Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 điều bạn nên biết về gây tê ngoài màng cứng

Bài này cung cấp cho bạn những điểm quan trọng về các tác dụng phụ của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hơn một nửa số phụ nữ mang thai sẽ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi chuyển dạ. Mặc dù phương pháp này đã được chấp thuận trong đại chúng và chứng minh an toàn khi sử dụng, song nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy ngần ngại khi chấp nhận sử dụng.

Đối với những phụ nữ đang mong chờ đến ngày chào đón đứa con thân yêu, có 2 vấn đề liên quan đến việc gây tê khi sinh mà họ vẫn lo ngại: Thứ nhất, họ cảm thấy cơ thể bị yếu đi nếu lựa chọn thủ thuật gây tê, và thứ hai (quan trọng hơn), họ cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của bản thân cũng như cho đứa con sắp chào đời.

Cơ chế giảm đau của biện pháp gây tê ngoài màng cứng
Những tín hiệu thần kinh nhận cảm giác đau đều phải đi qua một khu vực gọi là khoang màng cứng trước khi truyền tới não bộ. Màng cứng là màng mỏng bao bọc tủy sống và dịch não tủy, bên ngoài màng cứng là một khoang ảo gọi là khoang ngoài màng cứng chứa các dây thần kinh cảm giác, vận động. Do vậy, thuốc tê có thể được tiêm vào khoang màng cứng để khóa lại các tín hiệu thần kinh nhận cảm giác đau và như vậy bạn sẽ không thấy đau trong khi sinh.

Mỗi người có những cảm giác với cơn đau rất khác nhau. Nếu bạn đang cân nhắc về việc sử dụng liệu pháp gây tê ngoài màng cứng, dưới đây là những câu hỏi và trả lời hay gặp nhất về thủ thuật này.

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể ảnh hưởng như thế nào tới bà mẹ và đứa trẻ?

Mặc dù gây tê ngoài màng cứng không làm chậm quá trình co cơ tử cung hay làm gia tăng nguy cơ mổ lấy thai, tuy nhiên biện pháp này sẽ làm kéo dài giai đoạn đẩy thai ra bên ngoài trung bình là 20 phút. Biện pháp gây tê này cũng đồng thời làm tăng thân nhiệt của người mẹ và tăng nguy cơ bị sốt. Tất cả những hiện tượng này có thể làm các bác sỹ khó nhận biết được liệu sự gia tăng thân nhiệt là do việc gây tê hay là do một nhiễm trùng nguy hiểm nào có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.

Ưu điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng liên quan đến những phản ứng bình thường của cơ thể với cơn đau. Đau khiến cơ thể giải phóng nhiều hormon vào máu, làm tăng nhịp tim và dồn máu từ tử cung. Đau cũng khiến bạn thở nhanh và sâu khiến máu chảy khỏi nhau thai – là một phần của tử cung nơi mà đứa trẻ nhận oxy và chất dinh dưỡng. Khi việc gây tê chặn cơn đau, bạn sẽ không phải trải qua những hiện tượng trên.

Các nhà khoa học hiện nay không tìm thấy một sự khác biệt đáng kể nào về số điểm APGAR hay kết quả của những test đánh giá khác trên đối tượng trẻ sinh ra từ những bà mẹ sử dụng liệu pháp gây tê ngoài màng cứng so với những đứa trẻ sinh ra bởi những phụ nữ không sử dụng bất kỳ liệu pháp nào khi sinh.

Thủ thuật này có gây đau hay không?

Mặc dù một số phụ nữ sợ thủ thuật gây tê này hơn là việc sinh con, sau khi thực hiện liệu pháp gây tê này, hầu hết mọi người đều nói rằng nó dễ chịu hơn là tiêm gây tê qua đường tĩnh mạch hay phải chịu cơn đau co thắt. Cũng có nhiều người cảm thấy lo lắng về kích thước của mũi kim gây tê nhưng thực tế nó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Lý do là các bác sỹ sẽ sử dụng một chiếc kim thật nhỏ để gây tê cục bộ ban đầu trước khi kim tiêm màng cứng được đưa vào cơ thể. Các bà mẹ có thể cảm nhận thấy hơi đau nhói trong khoảng 5 giây khi kim nhỏ gây tê cục bộ được đâm vào cơ thể. Thuốc gây tê màng cứng sẽ phát huy tác dụng sau 5 phút và đạt đỉnh trong vòng 10 phút. Do vậy, thường sẽ mất khoảng 15 phút kể từ khi bắt đầu thủ thuật gây tê này cho tới khi bạn cảm thấy không còn cảm giác đau.

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?

Các bác sỹ sẽ yêu cầu các bà mẹ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Nhân viên y tế cũng sẽ giúp bạn chọn lựa được tư thế phù hợp nhất.

Dung dịch sát khuẩn sẽ được bôi bên ngoài da, thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào cơ thể và ngay sau đó các bác sỹ sẽ đâm mũi kim gây tê ngoài màng cứng qua khu vực đã được làm tê ban đầu (bạn có thể cảm thấy có một áp lực nhỏ tại vị trí gây tê). Ống thông được luồn vào khoang màng cứng, kim sẽ được loại bỏ và ống thông này sẽ được dán cố định vào phần lưng sản phụ. Khi sản phụ nằm xuống, thuốc tê sẽ được đẩy qua ống thông và được nối với một bơm cung cấp thuốc tê liên tục trong quá trình sinh nở.

Điều gì sẽ xảy ra nếu sản phụ di chuyển hay có cơn co thắt trong khi đang gây tê ngoài màng cứng?

Cơn co tử cung khi chuyển dạ có thể diễn ra khoảng 2 phút một. Tuy nhiên thường thì cơn co tử cung sẽ ít khi xảy ra khi đang tiến hành gây tê. Mọi chuyện sẽ vẫn ổn ngay cả khi bạn bị co thắt khi đặt ống thông vào màng cứng, do đây không phải là một thủ thuật quá phức tạp. Những phụ nữ có cử động nhỏ trong quá trình thực hiện gây tê sẽ chỉ làm chậm lại việc gây tê một chút. Tuy nhiên hầu hết mọi phụ nữ đều có thể nằm bất động đủ lâu để hoàn thành thủ thuật này.

Làm sao để biết được các kim và ống thông đều được đặt đúng vị trí và không chạm vào dây thần kinh hay tủy sống?

Các bác sỹ sẽ biết được chính xác điều này qua những thay đổi của syringe nối với kim gây tê màng cứng. Khi bác sỹ gây tê tìm được vị trí ngoài màng cứng (thường mất khoảng 60 giây), họ sẽ đưa ống thông vào khu vực đó.

Một quan niệm sai lầm khá phổ biến là người ta cho rằng kim gây tê ngoài màng cứng sẽ được đặt vào dây thần kinh hay đặt vào tủy sống. Sự thật là kim tiêm, ống thông hay thuốc chỉ được đưa vào khoang màng cứng nơi mà các dây thần kinh đi qua. Cột sống là một cấu trúc bảo vệ bao quanh khoang màng cứng. Bạn thậm chí sẽ không cảm nhận thấy ngay cả khi bác sỹ gây mê chọc kim vào phần xương của bạn. Đồng thời cũng nên lưu ý rằng sẽ rất khó để chạm kim vào bất cứ dây thần kinh nào, nhất là tủy sống. Các dây thần kinh chạy dọc theo bên của khoang màng cứng chứ không đi qua vị trí trung tâm.

Liệu sản phụ có thể đi lại được sau khi gây tê ngoài màng cứng hay không?

Chân của sản phụ thường sẽ bị tê và yếu sau khi gây tê, do vậy việc đi lại vào thời điểm này là không an toàn. Đối với hầu hết các trường hợp, các bác sỹ khuyến cáo các bà mẹ nên nằm yên trên giường sau khi sinh.

Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ cần phải theo dõi nhịp tim thai của trẻ thường xuyên và việc này sẽ được thực hiện tại giường bệnh. 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm