Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biện pháp giảm đau khi sinh

Chuyển dạ và sinh con thường là một trải nghiệm đau đớn và ngưỡng đâu của mỗi phụ nữ rất khác nhau. Một số người phụ nữ muốn tránh không dùng thuốc hoặc các can thiệp y tế khác trong khi một số lại rất vui lòng cân nhắc đến những lựa chọn sẵn có. Đối với những phụ nữ sinh con đầu lòng, trải nghiệm về sự chuyển dạ (và phản ứng của bản thân) là rất khó đoán.

Bởi vậy, việc nhận thức được các lựa chọn giảm đau có sẵn và hiểu biết một chút về các phương pháp giảm đau khác nhau là một ý tưởng tốt. Bạn có thể có kế hoạch về các cách giúp bạn vượt qua quá trình sinh con nhưng tốt nhất là hãy chuẩn bị kế hoạch một cách linh hoạt.

  1. Biện pháp giảm đau không liên quan đến y tế

Các nghiên cứu cho rằng việc chuẩn bị một cách đầy đủ có thể giúp giảm đau hoặc ít nhất cũng làm thay đổi suy nghĩ của bạn về đau đẻ và giảm lo âu, những điều này giúp bạn đương đầu tốt hơn với việc chuyển dạ. Sau đây là một số biện pháp giảm đau không cần dùng thuốc:

  • Có một thể lực tốt là điều rất quan trọng. Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn trong suốt thai kì, tránh thuốc lá và rượu, ăn uống lành mạnh với chế độ ăn cân đối.
  • Hiểu biết về các giai đoạn của chuyển dạ sẽ giúp làm giảm lo lắng. Các lớp học trước sinh rất được khuyến khích.
  • Kỹ thuật thở có thể giúp bạn vượt qua những cơn co thắt khi chuyển dạ.
  • Sự hỗ trợ gần gũi, thường xuyên từ bạn đời của bạn (hoặc một người bạn thân thiết, một người thân) trong quá trình chuyển dạ có thể giúp làm giảm lo âu.
  • Sử dụng các cách giải trí như âm nhạc cũng có thể giúp bạn không nghĩ đến cơn đau.
  • Sử dụng các gói chườm ấm, chườm lạnh, mát-xa, tắm nước ấm hoặc ngâm trong bồn nước ấm, và tiếp tục hoạt động cũng có thể có ích.
  • Thôi miên, châm cứu và bấm huyệt còn ít được nghiên cứu nhưng cũng có thể cân nhắc sử dụng.
Kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS)

TENS là một kỹ thuật mà ở đó thần kinh ở phần dưới lưng bị kích thích bằng một dụng cụ cầm tay được điều khiển bởi chính người phụ nữ. Nó không có tác dụng phụ nào lên người mẹ hoặc em bé và rất nhiều phụ nữ nhận thấy phương pháp này có ích khi sử dụng riêng hoặc cả khi kết hợp với các phương pháp giảm đau khác.

  1. Biện pháp giảm đau liên quan đến y tế

Có 3 lựa chọn giảm đau bằng y học bao gồm:

  • Nitơ oxit
  • Pethidine
  • Gây tê ngoài màng cứng

Nitơ oxit

Nitơ oxit, còn được gọi là khí cười, được trộn với khí oxy và được cung cấp cho người mẹ qua một mặt nạ hoặc một ống dẫn vào miệng. Khí này cần một vài giây để bắt đầu hoạt động, vì vậy khi cơn co thắt bắt đầu cần sử dụng mặt nạ ngay.

Nitơ oxit không hoàn toàn làm ngừng cả cơn đau, nhưng làm giảm mức độ của các cơn co thắt. Rất nhiều phụ nữ lựa chọn nitơ oxit vì họ có thể trực tiếp điều khiển nó - bạn có thể tự cầm mặt nạ và hít khi bạn cảm thấy cần.

Nitơ oxit không can thiệp vào các cơn co thắt và nó không tồn lưu trong cơ thể của cả mẹ và con.

Những vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng nitơ oxt bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Lẫn lộn và mất phương hướng
  • Cảm giác ngột ngạt do mặt nạ
  • Không giảm đau nhiều - một số trường hợp, nitơ oxit không hề có tác dụng giảm đau (gặp ở khoảng 1/3 số phụ nữ)

Pethidine

Pethidine là một chất giảm đau mạnh (có liên quan đến morphin và heroin), nó thường được tiêm trực tiếp vào cơ ở mông. Nó cũng có thể được đưa vào bằng tiêm tĩnh mạch. Phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, tác dụng của pethidine có thể tồn tại khoảng 2 - 4 giờ. Pethidine có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn, vì vậy thuốc chống nôn cũng thường được sử dụng cùng một lúc.

Những vấn đề có thể xảy ra với người mẹ khi sử dụng pethidine bao gồm:

  • Chóng mặt và buồn nôn
  • Mất phương hướng và thay đổi nhận thức
  • Suy hô hấp (giảm thở)
  • Một số trường hợp, không có tác dụng giảm đau

Những vấn đề có thể xảy ra với em bé khi sử dụng pethidine bao gồm:

  • Thai nhi có thể tiếp xúc với thuốc thông qua dây rốn và có thể mắc suy hô hấp bẩm sinh, đặc biết nếu sử dụng với lượng lớn hoặc em bé được sinh ra sớm, ngay sau khi vừa tiêm pethidine. Ảnh hưởng này có thể bị hủy bỏ bằng cách tiêm phòng cho em bé.
  • Phản xạ bú của em bé cũng có thể bị giảm sút, cũng như các phản xạ bình thường khác. Đã có những cuộc tranh luận dai dẳng về vấn đề ảnh hưởng của pethidine trên trẻ sơ sinh.

Gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả nhất hiện có. Nó được sử dụng cả trong đẻ thường và đẻ mổ vì nó cho phép người mẹ tỉnh tảo và có ý thức trong suốt quá trình sinh em bé. Gây tê bằng cách tiêm vào phần ngoài của tủy sống từ sau lưng khiến cho người mẹ mất cảm giác từ phần hông trở xuống.  Nhịp tim của em bé sẽ được theo dõi liên tục.

Những tác dụng phụ và những biến chứng có thể xảy ra đối với gây tê ngoài màng cứng là:

  • Sự gây tê có thể không hoàn toàn và bạn có thể vẫn cảm thấy đau một chút. Điều này yêu cầu thủ thuật cần được tiến hành lại một lần nữa.
  • Sau khi phần ngoài màng cứng đã bị tác động, huyết áp của bạn có thể sẽ bị giảm khiến bạn cảm thấy như sắp ngất và buồn nôn. Phương pháp cũng có thể gây áp lực ở em bé. Ảnh hưởng này có thể được điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch.
  • Ngoài màng cứng bị tác động cũng thường gây nên yếu các cơ ở chân, bởi vậy người phụ nữ được gây tê sẽ phải nằm cố định trên giường.
  • Việc mất cảm giác ở phần thân dưới cũng có nghĩa là bạn sẽ không nhận thức được cảm giác muốn đi vệ sinh. Trong nhiều trường hợp, người ta thường đặt ống thông tiểu.
  • Gây tê ngoài màng cứng có thể kéo dài giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ.
  • Khả năng có thể sinh qua đường âm đạo sẽ giảm xuống.
  • Nếu bạn không thể rặn một cách hiệu quả vì sự thay đổi trong cảm giác và giảm sức mạnh của cơ, em bé có thể được sinh ra nhờ giác hút hoặc kẹp forcep.
  • Khoảng 1% số người phụ nữ cảm thấy đau đầu ngay lập tức sau khi thực hiện thủ thuật này.
  • Một số thì cảm thấy ngứa ngáy sau khi được gây tê ngoài màng cứng. Triệu chứng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng histamin.
  • Một số người cảm thấy đau hoặc không cảm thấy gì tại vùng bị tiêm.
  • Khoảng 1 trong số 550 phụ nữ cảm thấy có những vùng sau lưng, xung quanh nơi tiêm bị tê.
  • Rất hiếm có các biến chứng như nhiễm trùng, cục máu đông hoặc khó thở.

Gây tê ngoài màng cứng không:

  • Kéo dài giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.
  • Tăng khả năng cần tiến hành đẻ mổ.
  • Gây đau lưng kéo dài.
  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu
  • Bác sĩ của bạn
  • Bác sĩ chuyên khoa sản
  • Nữ hộ sinh
  1. Những điều cần nhớ
  • Sinh con thường là một trải nghiệm đau đớn.
  • Có rất nhiều lựa chọn để giảm đau khi chuyển dạ, bao gồm các kỹ thuật không liên quan đến y tế và các biện pháp liên quan đến y tế như nitơ oxit, pethidine và gây tê ngoài màng cứng.
  • Nếu như bạn sinh con đầu lòng, hãy cân nhắc tất cả các biện pháp trên và hãy lựa chọn linh hoạt.
  • Nếu bạn quyết định sinh mà không dùng bất kì một biện pháp giảm đau nào, nhưng sau đó cảm thấy không thể chịu nổi thì cũng đừng do dự đề nghị giảm đau với các bác sĩ, y tá hoặc nữ hộ sinh.
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm