Ngoài ra, ngồi nhiều cũng tương quan đến cả hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm cholesteorl HDL “tốt”, và thậm chí cả ung thư. Một lượng lớn phân tích được công bố vào năm 2015 chỉ ra rằng dù có tập thể dục thường xuyên cũng khó giảm thiểu những tác động tiêu cực của thói quen ngồi kéo dài.
Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng việc ngồi nhiều có ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch tương đương như việc hút thuốc. Lối sống ít vận động có thể gây tử vong giống như hút thuốc và liên quan đến 1 trong 6 trường hợp tử vong ở Anh, theo Daily Mail.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Úc được công bố trong tháng 7. 2015 cho biết sau khi yêu cầu trên 700 người tham gia đeo màn hình thu thập tư thế và thao tác trong thời gian đứng và ngồi, các nhà khoa học phát hiện những người ngồi ít có chỉ số BMI, lượng đường, vòng eo, triglycerid và cholesterol HDL ổn định hơn những người ngồi nhiều.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận định thời gian đứng (hoặc đi bộ) có thể làm giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Cũng theo Daily Mail, một nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 1 giờ ngồi xuống, khả năng mắc bệnh tim sẽ tăng lên 14%. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn cho thấy, việc tập thể dục sẽ không hiệu quả bởi chỉ 1 tiếng đồng hồ tập luyện cũng không làm giảm hậu quả của việc ngồi lì 1 chỗ trong vài giờ liên tiếp. Nghiên cứu này được trình bày tại Đại học Tim mạch ở San Diego, California, Mỹ.
Tại sao ngồi lại gây ảnh hưởng đến tim mạch? Giáo sư Jamea A.Levine thuộc Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) nhận thấy mọi người dường như rất thích ngồi, đặc biệt là những người béo phì. Nếu làm việc ở trong tư thế đứng và đi nhiều, sẽ ít bị mỏi cơ bắp.
Khi cơ thể ở tư thế ngồi, các bắp thịt thư giãn, và hoạt động của các enzyme giảm từ 90 - 95%, khiến lượng chất béo tồn đọng nhiều trong máu.
Chỉ cần chúng ta ngồi liên tục trong vài giờ là lượng cholesterol tốt đã giảm tới 20%. Những ai thường xuyên ngồi xem tivi hay vào mạng internet trong thời gian lâu thường dễ bị béo phì và huyết áp cao, lượng chất béo triglyceride và đường huyết cũng tăng cao, tất cả các yếu tố này đều liên quan đến nguy cơ tim mạch, giáo sư A.Levine cho biết.
Không chỉ vậy, một nghiên cứu mới của ĐH Trung tâm Y Tây Nam Texas (Mỹ), cho thấy ngồi nhiều cũng liên quan tới hiện tượng xơ vữa động mạch hình thành trong tim.
Cứ thêm mỗi giờ ngồi tĩnh có liên quan với việc tăng 12% nguy cơ vôi hóa động mạch vành. Trong nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of American College of Cardiology, các nhà khoa học kết luận giảm thời gian ngồi 1-2 tiếng mỗi ngày có thể tác động đáng kể và tích cực tới sức khỏe tim.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh