Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thay đổi thói quen ăn uống để không béo phì

Trong 20 năm qua, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng rõ rệt đặc biệt ở các thành phố lớn ở Việt Nam, trong đó phần lớn là do chế độ ăn quá dư thừa dẫn đến năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu...

Trong 20 năm qua, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng rõ rệt đặc biệt ở các thành phố lớn ở Việt Nam, trong đó phần lớn là do chế độ ăn quá dư thừa dẫn đến năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng từ chất béo và chất bột đường. Bởi vậy, việc thay đổi thói quen ăn uống để giảm năng lượng ăn vào ở những người thừa cân béo phì là vô cùng quan trọng.

Chế độ ăn cả chất béo và chất bột đường

Cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, thịt chân giò, nước luộc thịt, bơ, fomat mềm, váng sữa, sữa nguyên kem, da cá béo, da các loại gia cầm nhiều mỡ... Trẻ thừa cân béo phì đã bắt đầu có nguy cơ rối loạn mỡ máu, vì vậy cũng cần tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol như các phủ tạng: não, tim, gan, thận, lòng lợn, trứng... Hạn chế các món ăn có đưa thêm chất béo: bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán... Trẻ em vẫn cần ăn dầu mỡ nhưng nên tránh xào rán nhiều mỡ. Hạn chế chất bột đường nhưng vẫn cần ăn ít: trung bình mỗi bữa nên ăn từ 1/3-1/4 bát cơm: tương đương 15-20gr gạo. Nếu bỏ hẳn chất bột trong khẩu phần sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt cho tế bào não gây đau đầu, cáu gắt…

Chế độ ăn điều trị béo phì vẫn đảm bảo sức khỏe

Cần ăn đủ bữa trong ngày, tốt nhất nên chia nhỏ các bữa ăn để không bị cảm giác đói mà vẫn đủ chất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển nhưng không nên ăn vặt nhiều vì dễ làm lên cân. Không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì sẽ làm cơ thể mệt mỏi, đói nhiều và gây ăn nhiều hơn bình thường trong bữa sau gây dư thừa năng lượng và tăng tích mỡ.

Để không béo phì, nên tránh những bữa tiệc buffet.

Thành phần bữa ăn giảm cân nên phối hợp như sau:

Đối tượng trẻ em đang phát triển cần ăn đủ chất đạm (như thịt ít mỡ, tôm cua cá ít béo, giò nạc, sữa đậu nành, fomat cứng, đậu đỗ) để đảm bảo cho trẻ phát triển; vẫn cần có dầu mỡ và chất bột đường nhưng với lượng ít hơn; tăng cường rau xanh và hoa quả ít ngọt.

Có thể thay thế một phần chất béo trong chế độ ăn bằng chất đạm.

Nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng: rau và quả chín ít ngọt: quanh 500g/ngày. Nên ăn rau ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, trộn xalat.

Về đồ uống: cần lưu ý uống nhiều nước, tùy lứa tuổi, trẻ tuổi học đường nên uống trung bình 1,5-2 lít/ngày (nếu có thói quen uống sữa vẫn nên duy trì vì là nguồn cung cấp canxi tốt cho xương và một số vitamin cần thiết khác: nên uống khoảng 300 - 500ml sữa tươi nguyên chất (không đường).

Ngoài ra, cần bổ sung viên đa vitamin và vi khoáng tổng hợp trong những trường hợp áp dụng khẩu phần dưới 1.200Kcal/ngày vì khẩu phần này thường thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết như: canxi, sắt, vtamin E...

Những điều nên tránh

Ăn mặn: Hạn chế muối dưới 6g/ngày, các sản phẩm ăn liền, đồ hộp.Không nên ăn đêm, ăn tối muộn sau 20 giờ. Không sử dụng bánh kẹo ngọt, nước có ga ngọt vì không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà chỉ có năng lượng “rỗng” làm béo phì nặng thêm. Không cho trẻ uống rượu, bia, cà phê, chất kích thích….

Bỏ thói quen vừa ăn vừa đọc hay xem tivi... Thói quen này làm trẻ dễ mất kiểm soát ăn làm trẻ ăn quá nhiều. Nên ngừng ăn ngay khi không đói. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ sẽ hạn chế được lượng ăn vào.

Để tránh những yếu tố nhiễu gây căng thẳng cho sự đấu tranh tư tưởng về ăn uống, cần tránh đến những bữa ăn buffet (tự chọn), những buổi tiệc tùng, tránh mua về nhà những thực phẩm không nằm trong hạng mục nên ăn và nên giảm mua thực phẩm so với trước kia để không tạo điều kiện cho việc ăn uống quá tiêu chuẩn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao người béo phì dễ bị ung thư.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

Xem thêm