Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông

Huyết khối là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm như: bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, bệnh động mạch ngoại vi và bệnh mạch máu thận...

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối mà bạn cần biết để phòng tránh tình trạng nguy hiểm này:

Ngồi lâu

Ngồi lâu khi đi du lịch, lái xe hoặc tại bàn làm việc có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn cần đứng lên đi lại xung quanh sau mỗi 30-40 phút. Sử dụng cơ bắp chân sẽ tốt cho lưu thông máu tĩnh mạch. Co duỗi chân cũng có lợi.

Mang thai

 

Dư thừa estrogen trong cơ thể trong thời gian mang thai có thể góp phần làm gia tăng số lượng các yếu tố đông máu, kết quả là nguy cơ huyết khối tăng cao. Ngoài ra, mang thai làm tăng áp lực ở các tĩnh mạch vùng chậu và chân. Nguy cơ huyết khối do mang thai có thể tiếp tục kéo dài 6 tuần sau khi sinh. Vì vậy, hãy duy trì vận động như đi bộ, tập yoga trước sinh và các bài tập khác trong thời gian mang thai và ngay cả sau khi sinh con.

Chiều cao và cân nặng

Béo phì khiến bạn có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) Đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến bạn phải duy trì chỉ số khối cơ thể lành mạnh (trong khoảng 18,5-24,9). Ngoài ra, chiều cao cũng đóng vai trò quan trọng. Những phụ nữ cao trên 1,7m và nam giới cao trên 1,8m có nguy cơ cao hơn bị huyết khối. Bạn càng cao máu càng cần đi xa hơn để chống lại trọng lực và bất cứ sự suy giảm lưu thông máu nào đều có thể dẫn tới tăng nguy cơ đông máu.

Nhịp tim bất thường

Bạn có thể không biết mình có nhịp tim bất thường vì trong nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không gây ra triệu chứng, điều này làm tăng nguy cơ đông máu. Rung nhĩ là một loại rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở buồng trên của tim. Nguyên nhân là vì nhịp bất thường có thể cản trở máu bơm vào tâm thất. Máu lưu thông chậm và bắt đầu bơm vào buồng trên tim, có thể dẫn tới hình thành huyết khối. Loại huyết khối này có thể di chuyển lên não và gây đột quỵ.

Tránh thai

Estrogen và progestin trong thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nồng độ các yếu tố đông máu. Tương tự như vậy, các liệu pháp thay thế hormon cũng làm tăng nguy cơ đông máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa về các nguy cơ để đảm bảo bạn đang dùng đúng thuốc.

Ung thư

Một số dạng ung thư làm gia tăng số lượng các chất gây đông máu trong máu. Theo nghiên cứu, ung thư não, buồng trứng, tụy, đại tràng, dạ dày, phổi và thận có nguy cơ cao nhất gây DVT. Ngoài ra, một số hình thức hóa trị và thuốc dự phòng ung thư cũng làm tăng nguy cơ DVT. Các nhà nghiên cứu chưa biết rõ nguyên nhân nhưng nghi ngờ rằng nó gây tổn thương mạch máu hoặc giảm sản sinh protein giúp phòng tránh huyết khối.

Mạch máu bị tổn thương giải phóng các chất tiền đông máu có thể khiến máu vón lại và hình thành huyết khối.

Hút thuốc

Các chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu dẫn tới tăng nguy cơ DVT. Vì vậy, nếu bạn hiện đang hút thuốc, hãy tìm cách cai dần và cuối cùng bỏ hẳn thói quen này.

Phẫu thuật

Phẫu thuật lớn, đặc biệt là ở vùng háng, bụng dưới và chân làm tăng nguy cơ bị DVT vì nó sẽ khiến bạn tạm thời bất động. Ngoài ra, bất kỳ chấn thương lớn nào liên quan tới chân có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu dẫn tới hình thành huyết khối.

Tiền sử gia đình

Một số người bị một rối loạn di truyền (như yếu tố V Leiden) khiến họ dễ bị huyết khối. Theo nghiên cứu của bệnh viện Mayo, tình trạng này có thể không gây ra các rối loạn trừ khi kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác. Vì vậy, nhiều người không biết họ bị những rối loạn này cho tới khi họ phát hiện bị DVT. Các tình trạng khác có thể làm tăng nguy cơ huyết khối gồm bệnh thận (ảnh hưởng tới thận), hội chứng  hội chứng kháng phospholipid (một bệnh tự miễn), và các rối loạn khác ở tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn mang máu từ phần dưới cơ thể tới tim). Thừa hưởng rối loạn di truyền như rối loạn fibrinogen máu, thiếu hụt protein C và thiếu protein S có thể gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối.

Tuổi

Mặc dù DVT có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, những người càng già càng có nguy cơ cao. Mặc dù lão hóa là một quá trình tự nhiên, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên để chắc chắn rằng bạn đang ăn uống, luyện tập đúng cách và sống một cuộc sống lành mạnh.

BS Cẩm Tú - Theo Sức khỏe & Đời sống/ Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm