Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 hoạt động Montessori giúp trẻ 0 đến 3 tuổi

Từ những nguyên, vật liệu vô cùng gần gũi và có sẵn tại nhà, các bố mẹ có thể tổ chức một số hoạt động Montessori đơn giản nhưng thú vị cho các con.

Những hoạt động Montessori này đều vô cùng đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà, giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo và chính xác của đôi tay, tăng khả năng tập trung cũng như trí tưởng tượng.

Bà Maria Montessori có một câu nói nổi tiếng là: 'Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh loài người', vì thế phương pháp Montessori rất chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm và khám phá thế giới qua đôi bàn tay. Trẻ sẽ dùng đôi bàn tay của mình để khám phá, cảm nhận, thực hành cuộc sống liên tục với các hoạt động đa giác quan phong phú và vô cùng thú vị. Bởi vì 'đôi tay làm cái gì thì tâm trí khắc ghi cái đó', nên một đôi bàn tay bận rộn chính là hình ảnh của một trí não đang phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện.

Dưới đây là những gợi ý cho hoạt động khám phá thế giới qua đôi bàn tay cho trẻ từ 3-6 tuổi, đây là những hoạt động giúp trẻ phát triển các giác quan một cách mạnh mẽ, rèn luyện sự khéo léo và vận động tinh cho đôi bàn tay, ngoài ra còn là bài tập giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng tập trung rất hiệu quả.

1. Bóc hạt đậu vào lọ

Hoạt động này giúp trẻ phát triển giác quan, sự khéo léo của đôi tay và khả năng phối hợp tay mắt.

Trẻ và những hạt đậu

Chuẩn bị:

- Một khay đựng các loạt hạt đậu/đỗ kích thước, hình dạng khác nhau.
- Các chai, lọ thấp, miệng rộng.
- Một chiếc thìa gỗ.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Đặt trẻ cùng các dụng cụ, nguyên liệu vào một chiếc thảm.

- Đổ đậu/đỗ vào khay, xếp các lọ bên cạnh khay và hướng dẫn trẻ xúc bằng thìa gỗ hoặc bốc bằng tay đậu/đỗ vào từng chai/lọ một.

2. Gắp rau củ quả

Giúp trẻ rèn luyện sự chính xác của đôi tay và khả năng nhận biết các loại thực phẩm thông qua hoạt động này.

Trẻ với trò chơi gắp củ quả

Chuẩn bị:

- Một thớt gỗ với các loại rau của quả đã được thái nhỏ. Tùy từng độ tuổi của trẻ bố mẹ có thể thái rau củ quả với các kích thước to nhỏ khác nhau.

- Một bát to lớn để đựng rau củ quả cho trẻ gắp vào.

- Một dụng cụ gắp rau củ. Nên chọn loại dụng cụ vừa vặn với bàn tay của trẻ.

Hướng dẫn thực hiện họat động:

- Bố mẹ có thể thái các loại rau củ khác nhau theo kích cỡ phù hợp với độ tuổi, sự khéo léo của trẻ, khi thái nên để trẻ đứng bên cạnh và giới thiệu với trẻ tên của từng loại rau củ quả. Đối với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn trẻ tự thái rau củ.

- Làm mẫu cho trẻ cách dùng dụng cụ gắp rau củ để gắp từ thớt gỗ vào bát lớn. Để trẻ thực hiện cho đến khi gắp hết rau củ từ thớt vào bát. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể chuẩn bị nhiều bát lớn để hướng dẫn trẻ vừa gắp, vừa phân loại các rau củ quả theo từng bát.

3. Chơi màu nước

Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, nhận biết màu sắc.

Màu nước sẽ khiến trẻ thích thú

Chuẩn bị:

- Màu nước an toàn cho trẻ nhỏ
- Cọ vẽ
- Áo nilon 
- Khay nhựa
- Giấy khổ lớn

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Pha màu nước ra khay cho trẻ.
- Hướng dẫn/làm mẫu cho trẻ cách dùng chổi vẽ phết màu lên bàn tay.
- Dùng tay đã phết màu in lên giấy.
- Bố mẹ cũng có thể để con tự do dùng tay để nghịch màu, in màu theo cách mình thích, không nhất định phải dùng chổi vẽ.

4. Chơi với miếng xốp/bọt biển

Phát triển giác quan của trẻ.

Bọt biển cũng có thể là đồ chơi của tre

Chuẩn bị:

- Một miếng xốp nhỏ hoặc miếng bọt biển nhỏ
- Một chút sữa tắm trẻ em tạo bọt
- Một xô nước, khay nhỏ đựng nước.
- Áo nilon giúp trẻ không bị ướt quần áo.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Chuẩn bị xô nước nhỏ, pha một chút sữa tắm trẻ em vào nước đủ để tạo bọt.
- Trao cho trẻ miếng xốp hoặc bọt biển rồi làm mẫu cho trẻ nhúng miếng xốp vào nước, nguấy nước để tạo bọt rồi bóp miếng miếng xốp để vắt nước, bọt...

5. Chơi với đất nặn

Rèn luyện và nâng cao khả năng tập trung của trẻ. Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Phát triển giác quan của trẻ.

Đất nặn là đồ chơi yêu thích của trẻ

Chuẩn bị:

- Đất nặn an toàn các màu sắc
- Thanh cán bột
- Dụng cụ cắt, tạo hình đất nặn (dao nhựa, khuôn nhựa...)
- Giấy in hình chữ cái, hình vẽ...

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Trẻ có thể tự do khám phá các viên đất nặn theo cách mà mình muốn.
- Bố mẹ có thể làm mẫu, hướng dẫn trẻ dùng thanh cán bột cán mỏng bột để dùng khuôn tạo hình, nặn các thanh bột dài để dùng dao cắt, hoặc cấu từng miếng đất nặt nhỏ để 'dán' lên viền hình chữ cái, hình vẽ được in trên giấy.

An An - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 13/05/2024

    7 biện pháp tự nhiên hiệu quả để trị mụn tại nhà

    Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì và khi căng thẳng. Các biện pháp điều trị mụn thông thường bao gồm thuốc kê đơn, sản phẩm không kê đơn... Tuy nhiên, một số người lại thích sử dụng các phương pháp tự nhiên vì chúng được coi là an toàn hơn và ít tác dụng phụ hơn.

  • 13/05/2024

    Phát hiện mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và nhịp sinh học

    Quan niệm trước đây cho rằng chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ thuộc vào chu kỳ mặt trăng. Nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Tiến bộ Khoa học (Science Advances) phát hiện, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhịp nhàng có thể nhờ một “chiếc đồng hồ” trong não tương tự như nhịp sinh học hàng ngày.

  • 12/05/2024

    Lưu ý khi dùng yến sào để bồi bổ cơ thể

    Yến sào có rất nhiều công dụng và rất tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng làm thức ăn hay thuốc bổ cũng cần lưu ý về thể trạng người bệnh, liều lượng và thời gian sử dụng...

  • 12/05/2024

    Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

    Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

  • 12/05/2024

    Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh Alzheimer

    Không có chế độ ăn uống đặc biệt dành cho người mắc bệnh Alzheimer nhưng chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh.

  • 11/05/2024

    Thực phẩm nên ăn và nên tránh sau phẫu thuật nâng ngực

    Sau khi phẫu thuật nâng ngực, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách điều chỉnh loại thực phẩm. Các chất dinh dưỡng thích hợp và tránh các thực phẩm không lành mạnh có tác dụng trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi.

  • 11/05/2024

    Bị khô mắt nên ăn và nên tránh thực phẩm nào

    Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng của việc chăm sóc mắt, phòng ngừa khô mắt. Vậy nên ăn và nên tránh những thực phẩm nào để bảo vệ sức khỏe của mắt?

  • 11/05/2024

    "Siêu thực phẩm” tốt cho não bộ - Bí quyết tăng cường trí não của sĩ tử mùa thi

    Kỳ thi thường đem lại áp lực lớn, là thách thức đối với khả năng tập trung và ghi nhớ kiến thức của các sĩ tử. Trong hoàn cảnh căng thẳng này, dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì và nâng cao chức năng não bộ.

Xem thêm