Xu hướng bạo lực ở trẻ em: nguyên nhân và giải pháp
Tin tốt là ngay cả khi trẻ thể hiện những hành vi bạo lực thì vẫn có những biện pháp giúp trẻ từ bỏ những điểm tiêu cực đó và thay đổi bản thân.
Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu tại sao trẻ em lại xuất hiện những xu hướng bạo lực và bạn có thể làm gì để giải quyết tình trạng đó.
Thế nào là hành vi bạo lực
Hành vi bạo lực được định nghĩa là những hành động mạnh mẽ, có tính chất thù địch được sử dụng để đe dọa và làm những người khác sợ hãi. Ở trẻ em, hành vi bạo lực tồn tại dưới một vài dạng khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi và môi trường sống của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thể hiện hành vi bạo lực và gây hấn thông qua:
Những trẻ độ tuổi học đường thể hiện hành vi bạo lực thông qua:
Nguyên nhân nào gây nên xu hướng bạo lực ở trẻ em
Theo Tiến sỹ Gail Gross, một chuyên gia về phát triển nhận thức của trẻ em và gia đình, có một số nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực ở trẻ em, một vài trong số đó có liên quan đến những yếu tố xảy ra từ trước khi trẻ được sinh ra. Nếu như người mẹ là nạn nhân của tình trạng bạo lực hoặc ở trong tâm lý vô cùng căng thẳng trong suốt thai kỳ, cơ thể người đó sẽ sản sinh ra nhiều hormon stress cortisol hơn. Chính hormon này sẽ có tác động đến hành vi của trẻ, thậm chí trước khi trẻ được sinh ra.
Những yếu tố khác cũng góp phần hình thành khuynh hướng bạo lực ở trẻ đó là cuộc sống gia đình, cộng đồng và những vấn đề về văn hóa. Theo Tiến sỹ Gross, tấm gương của những người lớn trong gia đình có tác động vô cùng to lớn đối với trẻ bởi trẻ thường bắt chước hành vi từ cha mẹ chúng.
Những trẻ thường bị ngược đãi hoặc được nuôi dạy bởi những người cha người mẹ không có kiến thức về giáo dục con cái thường dễ cư xử bạo lực do chúng thiếu những hình mẫu tốt để có thể hướng dẫn trẻ cư xử thế nào là phù hợp.
Ví dụ như người cha người mẹ có tính cách độc đoán thường trừng phạt con cái mỗi khi chúng không làm theo một quy tắc nào đó trong gia đình. Những người này cho rằng họ không cần thiết phải trao đổi một cách cởi mở với con cái trước mà thay vào đó nên thể hiện bằng hành động răn đe ngay với trẻ. Hậu quả là trẻ sẽ cư xử thiếu đúng đắn mỗi khi không có cha mẹ chúng ở bên.
Ngoài ra, cần phải nói thêm rằng sự gắn kết chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái trong những năm đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Sự thờ ơ, xa lánh của cha mẹ trong suốt những năm tháng quan trọng này có thể làm thay đổi những xu hướng phát triển bình thường của não bộ của trẻ và gây nên những vấn đề về hành vi về sau.
Trẻ cũng học hỏi nhiều từ chính những người lớn và trẻ em khác trong cộng đồng. Nếu những đối tượng này có thái độ cư xử tích cực, trẻ cũng sẽ được hưởng lợi từ đó.
Cộng đồng và môi trường văn hóa, môi trường xung quanh nơi mà trẻ có thể thường xuyên chứng kiến những cảnh bạo lực cũng góp phần làm gia tăng những hành vi bất thường ở trẻ.
Chẩn đoán xu hướng hành vi bạo lực ở trẻ em
Tiến sỹ Gross khuyên rằng các bậc cha mẹ nên bắt đầu bằng việc gặp gỡ bác sỹ và trao đổi với họ về hành vi của trẻ. Bác sỹ có thể chỉ định gia đình tới một chuyên gia về thần kinh học để kiểm tra xem trẻ có những bất thường nào hay xuất hiện những dấu hiệu của chấn thương sọ não hay không.
Nếu nguyên nhân không bắt nguồn từ những chấn thương về thể chất, bước tiếp theo chuyên gia về tâm lý học có thể giúp bạn biết được những yếu tố thuộc về cảm xúc và môi trường nào đang có tác động đến sự hình thành những hành vi bạo lực ở trẻ.
Điều trị cho những trẻ này như thế nào
Việc điều trị cho những trẻ em gặp phải xu hướng cư xử bạo lực bao gồm việc thiết lập một kế hoạch điều trị cùng với một chuyên gia tâm lý. Tiến sỹ Gross nhấn mạnh về việc tăng cường những hành vi tích cực và tránh những hành vi tiêu cực. Nên có sự động viên, khen thưởng cho trẻ nếu trẻ có thái độ cư xử đúng đắn.
Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình:
Tóm lại
Theo tiến sỹ Gross: “Khi trẻ có hành động bạo lực, chúng thường không nhận ra rằng hành vi của mình có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác như thế nào. Và bạn phải là người chỉ ra cho trẻ thấy được điều đó. Hãy trình bày điều đó thật rõ ràng, dễ hiểu và nói ra với trẻ điều bạn luôn mong muốn.”
Nếu những hành vi bạo lực ở trẻ bị phớt lờ và không được xử trí kịp thời, nó có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng khi trẻ trưởng thành, bao gồm cả một số căn bệnh về tâm lý. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của chuyên gia về sức khỏe tâm thần và nỗ lực của cha mẹ tại nhà, bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ nhận ra được những hành vi bạo lực của chúng và giúp chúng học cách cư xử thân thiện và tích cực hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ nhỏ thông minh hơn bạn nghĩ
Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?
Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...