Trọng lượng trung bình của một em bé mới sinh vào khoảng 2,8 kg. Tuy nhiên, liệu bạn có biết được mình nặng bao nhiêu khi bước ra khỏi phòng sinh hay không? Và liệu phải mất bao lâu nữa bạn mới lấy lại được vóc dáng thon gọn như hồi chưa mang bầu?
Mặc dù khoảng thời gian lấy lại vóc dáng sau khi sinh là rất khác nhau đối với từng người và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số cân nặng khi mang thai, có cho con bú hay không, chế độ ăn uống và luyện tập… nhưng vẫn có một số mốc giai đoạn mà hầu như mọi phụ nữ đều trải qua sau khi sinh em bé.
24 giờ sau sinh
Người mẹ sẽ sút khoảng 4,5 kg ngay sau khi sinh em bé. Theo Sarah B.Krieger, phát ngôn viên của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, ngay sau khi sinh con bạn sẽ mất một ít máu, dịch thể và nước ối và nhát là em bé đã không còn trú ngụ trong bụng bạn nữa. Trong vòng 24 giờ này, vòng bụng của bạn sẽ giảm đi nhanh chóng và dĩ nhiên cân nặng cũng sụt giảm.
Sau một tuần
Bạn vẫn đang tiếp tục thải ra ngoài rất nhiều dịch, nhất là khi bạn được gây tê ngoài màng cứng khi sinh, điều đó có nghĩa là bạn vẫn đang trong giai đoạn giảm cân. Tuy nhiên đừng vội đứng lên cân để kiểm tra. Hãy tập trung vào việc chọn loại quần áo vừa vặn với bạn hơn là quá để tâm vào chỉ số trên cân.
Việc cho con bú cũng góp phần hữu hiệu vào việc giảm cân. Mặc dù mọi phụ nữ được khuyến nghị tiêu thụ thêm khoảng 500 calorie một ngày nếu họ đang cho con bú, tuy nhiên trên thực tế họ thường bị sụt nhiều cân hơn sau sinh. Theo bác sỹ Ashley Roman thuộc khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm y tế NYU Langone, phụ nữ thường có xu hướng bị giảm cân sau sinh nếu họ cho con bú bởi công việc này tiêu thụ khá nhiều năng lượng.
Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng điều này không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người. Một số phụ nữ sẽ sút cân nhanh hơn những người khác bất kể họ có cho con bú hay không. Một số phụ nữ khác lại tăng cân đều đặn trong khi đang cho con bú, bởi chế độ dinh dưỡng "bồi bổ" sau khi sinh.
Sau hai tuần
Krieger cho rằng người mẹ không nên quá quan tâm đến cân nặng của bản thân nếu họ vẫn đang cho con bú và lượng hormon thai kỳ vẫn đang có xu hướng giảm sút. Nói cách khác, bạn vẫn đang ở trong giai đoạn “baby blues” (trạng thái khóc lóc và ủ rũ sau sinh) nên việc nhìn thấy số cân nặng trên cân có thể sẽ khiến bạn trở nên khủng hoảng hơn nữa.
Hơn nữa, số cân nặng thường sẽ không phản ánh lượng mỡ của cơ thể, do vậy đừng nên làm bản thân nản chí. Krieger khuyên các bà mẹ nên sử dụng một thước dây để đo chỉ số vòng eo hàng tháng thay vì kiểm tra cân nặng.
Sau một tháng
Nghe có vẻ vô lý nhưng hầu hết các bà mẹ mới sinh lần đầu sẽ giảm khoảng 7,5 kg trong vòng 1 tháng sau sinh, theo số liệu của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG). Hầu hết mọi phụ nữ đều được khuyên nên tăng từ 9,3-13,1 kg khi mang thai, nhưng chỉ 1 tháng sau sinh, bạn sẽ gần như lấy lại được vóc dáng như trước khi có bầu, nhất là khi bạn sinh con lần đầu.
Sau sáu tuần
Tử cung của bạn sẽ dần dần co nhỏ lại vào khoảng thời gian này, do vậy vòng bụng của bạn trông sẽ phẳng hơn và nhỏ hơn. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn đối với vòng hai của bạn. Có thể là bạn sẽ bắt đầu mặc bikini trở lại được rồi.
Sau một vài tháng
Theo ACOG, nếu bạn vẫn giữa thói quen ăn uống lành mạnh như trong thời gian mang thai, bạn sẽ dần trở lại với mức cân nặng bình thường trong vòng một vài tháng sau khi sinh em bé. Đồng thời việc tập luyện thể dục thể thao những lúc rảnh rỗi cũng sẽ giúp bạn trở nên thon gọn nhanh hơn.
Sau chín tháng
Không hoàn toàn sai khi nói rằng “nine months on, nine months off” nghĩa là bạn đã mất 9 tháng dung nạp, nuôi dưỡng em bé và cơ thể bạn khi mang bầu thì có nghĩa là bạn cũng sẽ mất 9 tháng sau sinh để trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn tăng nhiều hơn số cân nặng khuyến nghị là từ 9,3-13,1 kg, thì sẽ phải mất thêm một chút ít thời gian 9 tháng để bạn trở lại là “bạn” trước kia.
Vấn đề là số cân nặng mà các bà mẹ giảm sau sinh sẽ phụ thuộc vào từng người. Một chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc tẩm bổ quá mức hoặc thiếu tập luyện sẽ không hỗ trợ tốt cho việc giảm cân. Thậm chí việc ăn kiêng quá đà còn gây hạn chế hấp thu dưỡng chất và trì hoãn quá trình lành vết thương sau sinh. Ngoài ra trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và năng lượng nếu bạn đang cho con bú.
Một điều lưu ý là, chế độ ăn lành mạnh là có hiệu quả cao nhất trong việc tìm lại vóc dáng sau khi sinh. Miễn là người mẹ nạp đủ năng lượng và dưỡng chất từ các nhóm thực phẩm đa dạng để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc duy trì một cân nặng và làn da khỏe mạnh, bao gồm cả việc luyện tập hàng ngày, người phụ nữ ấy sẽ không chỉ là người mẹ khỏe đẹp nhất mà còn là một tấm gương về phong cách sống lành mạnh cho những đứa con của mình.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.