Để đối phó với trầm cảm, điều quan trọng là được cung cấp những thông tin chính xác về căn bệnh này.
Dưới đây là một số hiểu lầm về bệnh trầm cảm
Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự
Nhiều người tin tưởng một cách sai lầm rằng trầm cảm là do tính cách yếu đuối hoặc do quá buồn phiền. Nhưng trầm cảm là một rối loạn rất phức tạp có nguồn gốc từ các yếu tố tâm thần, xã hội và sinh lý. Trầm cảm là một bệnh lý về tâm thần có thể chữa khỏi bằng nhiều cách, bao gồm cả việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Trầm cảm không nên được coi chỉ là tình trạng không hạnh phúc hoặc bị ruồng bỏ.
Thuốc chống trầm cảm luôn luôn chữa được trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh có thể chữa khỏi, nhưng không chỉ đơn thuần bằng việc uống thuốc chống trầm cảm. Mặc dù loại thuốc này có thể điều chỉnh các thành phần hóa học của não và sửa chữa những sai lầm sâu xa về mặt sinh học, nhưng điều trị trầm cảm bao gồm cả việc trị liệu về tâm lý. Điều trị trầm cảm không chỉ đơn thuần là việc uống thuốc, nói chuyện với chuyên gia tâm lý cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị.
Bạn có thể bỏ tật xấu đó đi
Trầm cảm là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và không ai chọn để mình bị trầm cảm cả. Mọi người thường có suy nghĩ sai lầm rằng trầm cảm là hậu quả của việc đắm mình trong những nỗi đau buồn và có thể khắc phục bằng cách suy nghĩ tích cực và thay đổi thái độ sống.
Nhưng trầm cảm không chỉ là dấu hiệu của sự yếu đuối, lười nhác, hoặc tự thương hại mình mà còn là một vấn đề y học, gây ra những sai sót về mặt hóa học trong cấu trúc và chức năng não bộ. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố về môi trường hoặc sinh học.
Trầm cảm xảy ra là do một ký ức buồn
Trầm cảm không đơn giản chỉ là nỗi buồn hoặc không hạnh phúc trước một sự ra đi của ai đó, trước một cuộc chia tay hay nỗi thất vọng, mặc dù những điều này có thể dẫn đến trầm cảm. Tất cả mọi người đều trải qua những thăng trầm của cuộc sống nhưng trầm cảm không phải lúc nào cũng xảy ra trong những hoàn cảnh tiêu cực.
Trầm cảm được đánh dấu bằng khoảng thời gian cảm thấy tuyệt vọng, buồn rầu, thờ ơ và muốn tự tử mà không thể giải thích được. Giai đoạn này có thể kéo dài và có thể đến một cách bất ngờ, ngay cả khi mọi việc trong cuộc sống đều đang diễn biến rất tích cực.
Nếu cha mẹ bạn bị trầm cảm, bạn cũng sẽ bị trầm cảm
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm có tính gia đình hoặc di truyền, nhưng những nghiên cứu gần đây vẫn chưa trả lời được câu hỏi làm thế nào mà các gen có thể xác định yếu tố nguy cơ trầm cảm. Trong khi ông bà hoặc cha mẹ bạn từng bị trầm cảm có thể thực sự sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm của bạn, nhưng đó chỉ là tăng rất nhẹ. Việc thận trọng trước các nguy cơ trầm cảm là cần thiết, tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là bố mẹ bị trầm cảm thì chắc chắn con cũng sẽ bị trầm cảm.
Tôi sẽ bị phụ thuộc vào thuốc chống trầm cảm mãi mãi
Thuốc chống trầm cảm là một phương pháp lâu dài để điều trị trầm cảm. Thời gian dùng thuốc là khác nhau đối với mỗi người, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn và từng đơn thuốc cụ thể. Rất nhiều người bị trầm cảm không cần phải phụ thuộc vào thuốc trong suốt quãng đời còn lại. Đó là lý do vì sao trị liệu tâm lý là một lựa chọn, bên cạnh việc dùng thuốc. Mục tiêu của trị liệu tâm lý hướng đến việc không phải dùng thuốc và hướng dẫn cho người bệnh những cách tích cực để đối mặt với những khó khăn trọng cuộc sống.
Nói về bệnh chỉ làm mọi việc trở nên tệ hơn
Đó là một quan niệm sai lầm rất phổ biến. Nhiều người nghĩ rằng, thảo luận về trầm cảm chỉ làm tăng thêm các cảm xúc tiêu cực và khiến mọi người càng tập trung vào những cảm xúc tiêu cực ấy nhưng nếu suy nghĩ một mình về những điều đó sẽ còn có hại hơn. Có một người lắng nghe tích cực, tin tưởng và không phán xét là một việc vô cùng quan trọng để điều trị trầm cảm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.