Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao bạn ho nặng hơn vào ban đêm?

Thông thường, nghỉ ngơi là một trong những cách quan trọng nhất để cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Trớ trêu thay, nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể là điều khó thực hiện nhất khi mà bạn không thể ngừng ho trong lúc nằm nghỉ.

Khi muốn vượt qua cơn ho, bạn có thể thực hiện một số việc tương đối đơn giản. Các chuyên gia y tế đề xuất một chế độ uống nhiều nước, dùng thuốc nếu cần thiết và nghỉ ngơi nhiều. Tuy nhiên, việc này rất khó thực hiện nếu cơn ho khiến bạn thức suốt đêm.

Thông thường, nghỉ ngơi là một trong những cách quan trọng nhất để cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Trớ trêu thay, nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể là điều khó thực hiện nhất khi mà bạn không thể ngừng ho trong lúc nằm nghỉ. Đúng lúc bạn cần ngủ nhất thì triệu chứng ho của bạn lại trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến trằn trọc suốt đêm.

Nhiều người cho biết họ ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm các ngày trong tuần và họ cũng có các triệu chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc cao hơn. Nếu bạn rơi vào trường hợp đó, bạn phải giải quyết cơn ho ban đêm càng nhanh càng tốt và có một giấc ngủ ngon.

Tại sao cơn ho lại nặng hơn vào ban đêm?

Có một số lý do khiến bạn bị ho nhiều hơn vào ban đêm, bao gồm:

  • Trọng lực: Yếu tố số 1 khiến cơn ho của bạn nặng hơn vào ban đêm rất đơn giản: trọng lực. Khi chúng ta nằm xuống, chất nhầy sẽ tự động tích tụ lại. Cách tốt nhất để chống lại lực hấp dẫn này là kê cao đầu. Hãy ngủ với một chiếc gối giúp bạn nằm cao hơn một chút. Nó sẽ giúp giữ cho chất nhầy không tích tụ ở phía sau cổ họng.
  • Ngoài ra, một số người bị ho vào ban đêm do trào ngược acid. Khi bạn nằm ngửa, acid từ dạ dày dễ trào ngược lên đường thở, gây ho. Để ngăn chặn điều này, mọi người nên tránh ăn trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ, tránh các thực phẩm có thể gây trào ngược (chẳng hạn như đồ nếp, cà phê, thức ăn cay và béo, sữa nguyên kem và rượu bia) và kê cao đầu. Một số người không có bất kỳ triệu chứng ợ chua nào nhưng vẫn có thể bị trào ngược acid và ho vào ban đêm.
  • Không khí trong phòng ngủ của bạn khô: điều này có thể làm nặng thêm tình trạng mũi và họng vốn đã bị kích thích, khiến cơn ho vào ban đêm của bạn trở nên trầm trọng hơn. Để giảm ho do không khí khô, bạn có thể thử dùng máy tạo độ ẩm để đưa độ ẩm trở lại không khí và giúp bạn dễ thở hơn, nhưng hãy nhớ bảo quản thiết bị đúng cách. Nếu nước bạn đổ vào máy không vô trùng, bạn có nguy cơ truyền vi trùng quay trở lại không khí và mắc các bệnh khác. Các yếu tố khác liên quan đến môi trường ngủ có thể góp phần khiến cơn ho của bạn trở nên trầm trọng hơn bao gồm sự hiện diện của bào tử nấm mốc, bụi, vật nuôi hoặc các chất gây dị ứng tiềm ẩn khác.

Đọc thêm tại bài viết: Những điều cần biết về ho khan ở trẻ

Cách kiểm soát cơn ho vào ban đêm

Hầu hết các cơn ho liên quan đến cảm lạnh và cúm đều có lợi trong việc làm sạch tắc nghẽn trong phổi và đường thở của bạn. Nhưng giấc ngủ cũng rất quan trọng để có được sức khỏe - và việc trằn trọc suốt đêm chẳng giúp ích gì cho bạn cả.

Cách giúp giảm ho vào ban đêm: Hãy thử những lời khuyên sau

  • Ngậm thuốc ho (kẹo ho). Trước khi đi ngủ, hãy ngậm một viên thuốc ho để giảm cơn ho khan (loại thuốc không tạo ra chất nhầy) và làm dịu cổ họng của bạn.
  • Uống nhiều nước ấm: hãy nhớ uống nhiều nước suốt buổi tối trước khi đi ngủ - chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng của bạn và chất lỏng ấm giúp làm dịu cơn đau.
  • Uống chút mật ong. Thêm mật ong vào các chất lỏng ấm như nước hoặc trà, hoặc chỉ uống một hoặc hai thìa, đã được chứng minh là có lợi ích khiêm tốn trong việc giảm ho. Tuy nhiên, không bao giờ cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
  • Hãy thử dùng thuốc ho. Thuốc ho ban đêm thường chứa chất kháng histamine khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Benadryl có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn chặn dị ứng và chảy nước mũi sau với tác dụng phụ là khiến bạn buồn ngủ, thuốc cũng làm khô mũi và giúp bạn ngừng ho. Nhưng Benadryl có thể có một số tác dụng phụ cần lưu ý đối với những người trên 65 tuổi, chẳng hạn như làm giảm sự ổn định vào giữa đêm bao gồm nhầm lẫn, bí tiểu và khô miệng, do đó cần sử dụng thuốc ho thận trọng. Bạn cũng có thể thử điều chỉnh môi trường ngủ của mình để loại bỏ hoặc giảm các chất gây dị ứng tiềm ẩn trước khi sử dụng các loại thuốc ho.

Khi nào cần đi khám bác sĩ về cơn ho của bạn?

Các cơn ho cấp tính hoặc ngắn hạn - thường xảy ra sau nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh thông thường - thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng nếu cơn ho của bạn kéo dài hơn một tuần, bạn nên tới gặp bác sĩ. Nếu cơn ho của bạn là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus.

Ho kéo dài (mãn tính) có thể là kết quả của một tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như dị ứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc viêm xoang mãn tính. Viêm phế quản mãn tính cũng có thể là nguyên nhân, vì vậy hãy tới gặp bác sĩ nếu cơn ho của bạn không thuyên giảm.

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm