Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô kinh. Nguyên nhân phổ biến nhất là mang thai. Tuy nhiên, vô kinh cũng có thể gây ra do nhiều yếu tố khác về lối sống, bao gồm cân nặng của cơ thể và mức độ luyện tập. Trong một số trường hợp, mất cân bằng hormone hoặc các vấn đề xảy ra với cơ quan sinh sản cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vô kinh.
Nếu bạn bị vô kinh, bạn nên đến khám bác sỹ. Nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến vô kinh đôi khi cần phải được điều trị.
Các loại vô kinh
Có 2 loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát
Vô kinh nguyên phát là khi một bé gái đến tuổi 16 hoặc đã qua tuổi 16 mà vẫn không có kinh. Đa số các bé gái sẽ có kinh trong khoảng từ 9-18 tuổi, nhưng tuổi trung bình sẽ là khoảng 12 tuổi.
Vô kinh thứ phát là khi một phụ nữ bị mất kinh trong ít nhất 3 tháng. Đây là dạng vô kinh phổ biến hơn.
Trong đa số các trường hợp, cả 2 loại vô kinh đều có thể điều trị được một cách hiệu quả.
Vô kinh nguyên phát và thứ phát có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân là do tự nhiên, trong khi những nguyên nhân khác là tình trạng bệnh lý và cần được điều trị.
Khi nào cần đến gặp bác sỹ về tình trạng vô kinh
Các bé gái chưa có kinh khi tròn 16 tuổi nên đến gặp bác sỹ. Nếu bé gái trên 14 tuổi mà chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu dậy thì nào cũng nên đến gặp bác sỹ. Những thay đổi nên xuất hiện trước 14 tuổi bao gồm:
Phụ nữ và các bé gái đã có kinh nên đến gặp bác sỹ nếu họ đã bị mất kinh liên tục trong 3 tháng hoặc hơn.
Khi đến khám bác sỹ vì bị vô kinh, bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng và hỏi bạn rất nhiều câu hỏi. Bạn nên chuẩn bị để nói về chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn, lối sống của bạn và các triệu chứng khác mà bạn gặp phải. Bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành thử thai, nếu bạn bị mất kinh trong vòng 3 tháng. Nếu bạn không mang thai, bạn có thể sẽ phải làm nhiều xét nghiệm hơn để xác định các nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng mất kinh. Các xét nghiệm bao gồm:
Điều trị vô kinh
Điều trị vô kinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Mất cân bằng hormone có thể được điều trị bằng việc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc hormone tổng hợp, để cân bằng lại lượng hormone của cơ thể. Bác sỹ cũng có thể sẽ loại bỏ các khối u nang buồng trứng, sẹo mô hoặc sẹo tử cung gây mất kinh của bạn.
Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn thay đổi một chút về lối sống nếu cân nặng hoặc chế độ luyện tập là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô kinh.
Hãy lên kế hoạch đi khám bác sỹ nếu bạn hoặc con gái bạn bị vô kinh để bác sỹ tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch điều trị và khám lại đúng hẹn. Thường xuyên giữ liên lạc với bác sỹ nếu tình trạng không được cải thiện sau khi đã dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống.
Chất xơ là “chìa khóa” giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Song, hầu hết các bé hiện nay đều lười ăn rau, trái cây... nên không ít bà mẹ đau đầu trong việc bổ sung dưỡng chất này cho con.
Mùa đông đến khiến cơ thể chúng ta dễ dàng bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp. Giữ ấm cơ thể không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá 10 mẹo nhỏ giúp bạn giữ ấm cơ thể trong những ngày se lạnh này nhé.
Thực phẩm bổ sung protein là những sản phẩm được chế biến từ các nguồn protein cô đặc, thường ở dạng bột, thanh protein hoặc viên nang, giúp bổ sung thêm lượng protein hàng ngày. Tuy nhiên, liệu loại thực phẩm bổ sung này có tốt cho sức khoẻ thanh thiếu niên?
Đau khi quan hệ tình dục có thể gây ra nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa các cặp đôi. Ngoài việc gây đau đớn về mặt thể chất, đau khi quan hệ tình dục còn có khả năng gây ra những tác động tiêu cực về mặt cảm xúc. Vì vậy, vấn đề này cần được giải quyết ngay khi phát sinh.
Những thói quen chăm sóc tóc thường ngày tưởng chừng vô hại, nhưng có thể khiến tóc yếu, dễ gây rụng hoặc nhanh bết.
Tóc bạc sớm là tình trạng nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tóc bạc sớm là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.
Mọi người đều mất cơ theo tuổi tác, thường là khoảng 3%-5% mỗi thập kỷ sau tuổi 30. Những người ít vận động sẽ mất nhiều cơ. Mất cơ trở nên rõ rệt hơn và tăng tốc ở độ tuổi khoảng 60. Sau tuổi 80, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 11% đến 50% số người bị teo cơ.
Ở giai đoạn mang thai và sau sinh, phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Vậy cần làm gì để đối phó với các vấn đề da thường gặp sau sinh, duy trì làn da khỏe đẹp?