Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một bệnh lý thường gặp của chị em phụ nữ, gây ra nhiều khó chịu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung tiếp xúc với cuối đường âm đạo. Đây cũng là nơi máu kinh nguyệt thoát ra khỏi tử cung. Khi sinh nở, cổ tử cung dãn ra thành ống đẻ để em bé đi qua. Cũng giống như bất kì mô nào của cơ thể, cổ tử cung có thể bị viêm vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng

Một số phụ nữ không có bất kì triệu chứng nào. Khi các triệu chứng xuất hiện, nó có thể bao gồm:

  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Ra khí hư màu xám hoặc màu trắng và có thể có mùi khó chịu
  • Đau âm đạo
  • Đau khi giao hợp
  • Cảm giác tức nặng vùng bụng dưới
  • Đau lưng

Cổ tử cung có thể trở lên viêm nặng nếu bệnh tiến triển. Khí hư giống như mủ là một triệu chứng của viêm nặng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm cổ tử cung là do nhiễm trùng. Nhiễm trùng này có thể lây qua đường tình dục nhưng không phải ở mọi trường hợp. Viêm cổ tử cung có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm cấp tính có các triệu chứng khởi phát đột ngột. Viêm mạn tính kéo dài một vài tháng.

Viêm cổ tử cung cấp tính thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục như:

  • Herpes typ 2 hay còn gọi là Herpes sinh dục
  • Chlamydia
  • Trichomonas
  • HPV
  • Lậu

Bệnh cũng có thể do nhiễm trùng từ các yếu tố khác, ví dụ như dị ứng với chất diệt tình trùng hoặc bao cao su, màng ngăn âm đạo hoặc nhạy cảm với hóa chất trong băng vệ sinh. Vi khuẩn thông thường ở âm đạo cũng có thể gây viêm cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung mạn tính thường xảy ra sau sinh. Nó cũng có thể gặp khi mang thai do sự gia tăng của hóc-môn gây tăng tưới máu đến cổ tử cung.

Chẩn đoán

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm cổ tử cung, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Những triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể là dấu hiệu của bệnh lí về âm đạo khác. Đôi khi, thăm khám định kì có thể phát hiện ra viêm cổ tử cung nếu bạn không có bất kì triệu chứng nào.

Có nhiều cách để bác sĩ có thể chẩn đoán viêm cổ tử cung:

  • Thăm khám âm đạo bằng tay

Bác sĩ sẽ đi găng và đưa một ngón tay vào trong âm đạo của bạn, trong khi tay còn lại ấn trên bụng của bạn để tạo ra áp lực. Khám âm đạo cho phép phát hiện các bất thường của các cơ quan trong khung chậu, bao gồm cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ dùng một que phết tế bào ở âm đạo hoặc cổ tử cung và kiểm tra các bất thường của những tế bào này.

  • Sinh thiết cổ tử cung

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm này nếu PAP Smear cho kết quả bất thường.

  • Xét nghiệm khí hư

Bác sĩ có thể lấy mẫu khí hư của bạn và soi dưới kính hiển vi để tìm những dấu hiệu của nhiễm nấm, viêm âm đạo do vi khuẩn, Trichomonas hoặc các bệnh lí khác.

Bạn cũng có thể cần làm những xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn cần điều trị bất kì bệnh lí nào gây ra viêm cổ tử cung để có thể chữa lành nó.

Điều trị

Không có một loại điều trị chung nào cho viêm cổ tử cung. Bác sĩ có thể quyết định giải pháp tốt nhất cho bạn dựa trên một vài yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Tiền sử y khoa
  • Mức độ nặng của bệnh
  • Phạm vi của viêm

Điều trị thường bao gồm kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và theo dõi đáp ứng, đặc biệt là sau sinh.

Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật lạnh hoặc dùng nitrat bạc trong những trường hợp nặng khi có tổn thương các tế bào cổ tử cung. Phẫu thuật lạnh sử dụng nhiệt độ đóng băng để làm đông các tế bào bất thường ở cổ tử cung và sau đó là phá hủy chúng. Nitrat bạc cũng có thể phá hủy các tế bào bất thường.

Bác sĩ có thể điều trị viêm cổ tử cung sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm cổ tử cung có thể kéo dài vài năm, gây ra đau khi quan hệ tình dục và các triệu chứng trầm trọng hơn.

Biến chứng

Viêm cổ tử cung do lậu hoặc Chlamydia có thể lan truyền sang niêm mạch tử cung và ống dẫn trứng, gây viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu sẽ dẫn đến đau vùng chậu, khí hư và sốt, nếu không được điều trị có thể gây vô sinh.

Phòng bệnh

Có nhiều biện pháp để giảm nguy cơ viêm cổ tử cung. Kiêng quan hệ tình dục khi đang bị ốm, bị đau, có kinh nguyệt....sẽ bảo vệ bạn khỏi viêm cổ tử cung do các bệnh lây truyền quan đường tình dục. Nguy cơ mắc các bệnh này sẽ giảm xuống nếu bạn sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục.

Tránh thụt rửa âm đạo, không dùng tăm-pông có hương thơm có thể giúp bạn giảm nguy cơ dị ứng. Nếu bạn đưa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, ví dụ như tăm-pông hoặc màng ngăn âm đạo, hãy làm theo hướng dẫn để biết khi nào nên lấy nó ra và cách làm vệ sinh như thế nào.

Những loại xét nghiệm cần làm để xác định viêm cổ tử cung do các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể do vi khuẩn nhưng một số khác là do virus.

  • Sàng lọc bệnh do vi khuẩn gây ra thường bao gồm việc lấy bệnh phẩm từ dịch tiết của khu vực bị ảnh hưởng, sau đó soi tìm lậu cầu hoặc Trichomonas.
  • Một số bệnh do virus gây ra có thể được sàng lọc bằng xét nghiệm máu.
  • Những loại khác, ví dụ như Herpes hoặc mụn cóc sinh dục thường được chẩn đoán bằng quan sát tổn thương bằng mắt thường.
  • Một số bệnh như HIV, Herpes và giang mai có thể được xác định bằng xét nghiệm máu.
Bs. Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm