Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác hại của ít nước ối (thiểu ối)

Lượng nước ối trong tử cung đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm được bác sĩ chẩn đoán là thiểu ối đã có rất nhiều thắc mắc và lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn.

Tác hại của ít nước ối (thiểu ối)

Nước ối là một phần trong hệ thống hỗ trợ cuộc sống của thai nhi vì tạo ra một môi trường lỏng, ấm áp trong đó em bé được bảo vệ và phát triển. Nước ối xuất hiện ngay khi túi ối được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Đầu tiên, nước ối được cung cấp bởi người mẹ và sau đó chủ yếu là nước tiểu của thai nhi từ tuần thứ 20 trở đi.

Nước ối sẽ giúp bé di chuyển và "nhào lộn" trong tử cung của người mẹ trong suốt thai kỳ. Đứa bé bắt đầu nuốt nước ối vào và thải nước ra ngoài vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lượng nước ối khác nhau tùy thuộc mỗi bà mẹ và mỗi giai đoạn của thai kỳ. Trong một số trường hợp, lượng nước ối đo được là quá thấp thì được gọi là thiểu ối, quá cao được gọi là đa ối.

Khi nào được gọi là thiểu ối

Thiểu ối là một tình trạng xảy ra khi lượng nước ối quá ít. Bác sĩ có thể đánh giá lượng nước ối bằng nhiều phương pháp khác nhau, chủ yếu thông qua siêu âm để đo chỉ số ối hoặc độ sâu của túi ối. Nếu chỉ số ối dưới 5 cm hoặc chiều sâu của túi ối dưới 2-3 cm, tổng lượng ối ít hơn 500 ml tại thời điểm tuần thai thứ 32-36 sẽ được nghi ngờ là thiểu ối.

Khoảng 8% phụ nữ mang thai có lượng nước ối ít, và khoảng 4% được chẩn đoán thiểu ối. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào của thai kì, nhưng thường xảy ra vào 3 tháng cuối. Nếu bạn bị quá ngày sinh từ 2 tuần trở lên, bạn có nguy cơ bị thiểu ối vì lượng nước ối có thể giảm một nửa khi ở tuần thứ 42 của thai kì. Thiểu ối có thể gây ra biến chứng ở 12% trường hợp thai kì kéo dài sau tuần thứ 41.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến thiểu ối có thể kể đến là:

  • Dị tật bẩm sinh: những vấn đề về phát triển thận hoặc đường tiết niệu không bình thường của thai nhi có thể gây sản xuất ít nước tiểu ở em bé, dẫn đến lượng nước ối ít.
  • Rau thai: Nếu rau thai không cung cấp đủ máu và các chất dinh dưỡng cho thai nhi, em bé có thể ngừng sản xuất nước tiểu.
  • Rỉ ối hoặc vỡ ối: Những nguyên nhân khiến màng ối bị rò rỉ hoặc bị rách sẽ làm nước ối chảy ra ngoài từ từ hoặc đột ngột đều có thể gây ra thiểu ối.
  • Thai già tháng (quá ngày sinh): những thai già tháng (từ 42 tuần trở đi) có thể có lượng nước ối thấp do sự giảm chức năng của rau thai.
  • Yếu tố từ mẹ: nếu mẹ bị mất nước, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường và thiếu oxy mạn tích có thể ảnh hưởng đến số lượng nước ối.

Tác hại của thiểu ối

Thiểu ối có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi và mẹ bầu. Những ảnh ưởng này tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Ảnh hưởng trong nửa đầu thai kì: nếu thiểu ối xảy ra vào nửa đầu thai kì có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Tăng áp lực đến các cơ quan, nội tạng của thai nhi đang trong quá trình hình thành và có thể gây dị tật bẩm sinh
  • Tăng tỉ lệ sảy thai và thai chết lưu

Ảnh hưởng trong nửa sau thai kì

  • Thiểu ối làm thai nhi chậm phát triển trong tử cung
  • Đẻ non: thường xảy ra khi tình trạng thiểu ối nặng
  • Gay nên các biến chứng khi chuyển dạ bao gồm: chèn ép tủy, hội chứng hít phân su, tăng tỉ lệ mổ lấy thai.

Điều trị

Phương pháp điều trị thiểu ối cũng tùy thuộc vào tuổi thai. Nếu bạn vẫn chưa đủ tháng để có thể sinh em bé, bác sĩ sẽ theo dõi diễn biến thai kì của bạn cũng như lượng nước ối rất chặt chẽ. Thai nhi sẽ được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ngay các bất thường cần can thiệp. Nếu em bé của bạn đã đủ tháng, bác sĩ thường kích thích chuyển dạ nếu chẩn đoán thiểu ối được xác định.

Những biện pháp khác bao gồm:

  • Truyền dịch nhỏ giọt vào trong buồng ối có thể được thực hiện qua một ống thông. Thủ thuật này giúp tăng cường lớp đệm quanh dây rốn và có thể làm giảm nguy cơ phải mổ đẻ. Tuy nhiên nó không mang lại nhiều hiệu quả.
  • Đưa dịch vào buồng tử cung thông qua thủ thuật chọc ối. Lượng nước ối có thể trở lại bình thường trong vòng một tuần sau thủ thuật, nhưng quan trọng hơn là giúp bác sĩ quan sát rõ tình trạng của thai nhi để có những chẩn đoán, can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Bổ sung nước khi mang thai qua đường uống hoặc tiêm truyền đã được chứng minh là có thể làm cải thiện lượng nước ối.
Bạn có thể làm gì?
Mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai thường xuyên, ít nhất là ngay sau khi có thai, trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và giai đoạn cuối của thai kỳ. Việc này sẽ giúp bác sỹ theo dõi, phát hiện kịp thời bất cứ biểu hiện bất thường nào của mẹ và bé, trong đó có thiểu ối. Hơn ai hết, bác sỹ sẽ biết cần làm gì để an toàn nhất cho bạn và cho bé.
Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhớ đi khám bác sỹ ngay lập tức.
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khi mang thai. Lưu ý bổ sung nước đầy đủ thông qua uống nước và chế độ ăn, nhất là khi bạn sống trong môi trường nóng ẩm hoặc trong những ngày hè nóng nực.
 Đừng quên có một chế độ làm việc, tập luyện lành mạnh khi mang thai.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của chứng nhiều nước ối khi mang thai
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm