Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng của chứng nhiều nước ối khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dư nước ối và bạn cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận cho tới khi sinh nở.

Nước ối hình thành từ đâu?

Trong suốt 14 tuần đầu thai kỳ, dịch lỏng đi qua hệ tuần hoàn và đổ vào túi ối. Vào giai đoạn đầu của 3 tháng giữa thai kỳ, em bé của bạn bắt đầu nuốt chất dịch này vào bụng và thải nước tiểu ra ngoài, và rồi trẻ sẽ lại nuốt nước ối vào bụng, hình thành một chu trình hoàn chỉnh của tuần hoàn nước ối mỗi vài giờ. Điều này có nghĩa là, thực tế thì nước ối chính là sản phẩm thải từ thận của thai nhi trong bụng mẹ.

Thể tích nước ối bình thường ở phụ nữ mang thai

Dưới ảnh hưởng của điều kiện thai nghén bình thường, lượng nước ối sẽ tăng lên cho đến khi bắt đầu bước sang giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tại thời điểm từ 34 – 36 tuần, lượng nước ối đạt cao nhất, khoảng 1 lít nước ối. Sau đó lượng nước ối sẽ giảm dần cho đến ngày sinh.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng nhiều nước ối khi mang thai, hiện tượng này gọi là polyhydramnios, với khoảng 1% trong số những  phụ nữ mang thai gặp hiện tượng này.

Làm sao nhận biết được mình bị mắc chứng nhiều nước ối?

Bác sỹ có thể nghi ngờ bạn gặp phải vấn đề này nếu bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu ở bụng, đau lưng nhiều hơn, thở gấp và sưng đau ở bàn chân và mắt cá. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bác sỹ sẽ chỉ định siêu âm để xác nhận chẩn đoán.

Siêu âm sẽ giúp xác định kích thước của túi ối trong 4 khu vực khác nhau của tử cung và cộng các chỉ số này lại để tính được chỉ số nước ối (amniotic fluid index – AFI). Kích thước túi ối bình thường vào thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ là vào khoảng từ 5 – 25 cm. Trên 25 cm được coi là cao hơn bình thường.

Nguyên nhân

Các chuyên gia chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đặc biệt là những trường hợp nhẹ. Một số nguyên nhân chủ yếu của các ca từ trung bình đến nặng bao gồm:

Đái tháo đường thai kỳ: nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ và không kiểm soát tốt đường huyết, bạn có khả năng sẽ mắc phải chứng nhiều nước ối. Khoảng 10% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán mắc chứng nhiều ối, thường là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Mang thai đôi hay đa thai: Đây cũng là yếu tố có khả năng dẫn tới chứng nhiều ối. Chứng nhiều ối đặc biệt hay xảy ra trong hội chứng truyền máu song thai (twin-to-twin transfusion syndrome) trong đó một trẻ có quá ít nước ối trong khi đứa còn lại có quá nhiều.

Bất thường về gen: Trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc chứng nhiều nước ối thường gặp phải một số bất thường về gen như hội chứng Down.

Bất thường phôi thai: Trong một số trường hợp hiếm gặp, thai nhi sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe hay dị tật khiến chúng ngừng việc nuốt nước ối trong khi thận của chúng tiếp tục sản xuất ra. Các dị tật này bao gồm hẹp môn vị, hở môi hoặc vòm miệng, tắc nghẽn ống tiêu hóa. Một số vấn đề về thần kinh như dị tật ống thần kinh hay tràn dịch não cũng ngăn cản trẻ nuốt nước ối.

Thiếu máu phôi thai: Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, chứng nhiều ối có là là dấu hiệu thiếu máu ở thai nhi gây ra do sự bất tương hợp yếu tố Rh của máu hay do một bệnh nhiễm trùng nào đó như bệnh Ban đỏ nhiễm khuẩn (hay còn gọi là bệnh thứ năm - fifth disease- gây nên bởi Human parvovirus B19). Trong cả hai trường hợp, chứng nhiều ối có thể điều trị được bằng cách truyền máu trong tử cung. Trẻ mắc bệnh Ban đỏ nhiễm khuẩn - bệnh thứ năm có thể hồi phục mà không cần qua điều trị.

Những xét nghiệm cần thực hiện nếu được chẩn đoán mắc chứng nhiều ối

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng nhiều nước ối, bác sỹ sẽ siêu âm có độ phân giải cao để kiểm tra những bất thường thai kỳ có thể gặp phải và chọc dò dịch ối để phát hiện những khiếm khuyết về gen hay khả năng mắc những bệnh nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, bạn vẫn được siêu âm định kỳ và thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để theo dõi sự phát triển của em bé. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để phát hiện nếu có dấu hiệu sinh non. Ngoài ra bạn có thể được xét nghiệm để chẩn đoán xem có mắc tiểu đường thai kỳ hay không.

Bạn cũng sẽ được theo dõi cẩn thận trong suốt quá trình chuyển dạ. Nguyên nhân là do các phụ nữ mắc chứng nhiều nước ối thường sẽ có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng sa dây rốn (khi dây rốn rơi xuống vị trí cổ tử cung) hay bị bong nhau thai khi vỡ ối. Cả hai trường hợp trên đều phải mổ lấy thai cấp cứu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Vấn đề xuất huyết hậu sản cũng có khả năng xảy ra nếu phần tử cung quá căng của bạn không thể co bóp tốt. Do vậy, bạn vẫn cần phải được theo dõi sát sao ngay cả sau khi sinh.  

Do vậy, việc mỗi bà bầu cần làm là hãy đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ mình bị nhiều nước ối. Thậm chí, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu bị vỡ ối sớm trước ngày sinh. 

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Biến chứng trên dây rốn, màng ối và nước ối trong thai kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm