Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh giang mai – nguy hiểm nếu không được điều trị

Giang mai là căn bệnh xã hội xuất hiện từ khá lâu đời. Bệnh diễn biến trong nhiều năm, có khi cả đời. Có thời điểm biểu hiện rầm rộ nhưng có những thời điểm lại không biểu hiện triệu chứng gì, do đó khiến người bệnh chủ quan mà vô tình lây truyền cho người khác hoặc cho thế hệ sau.

Bệnh giang mai – nguy hiểm nếu không được điều trị

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi xoắn khuẩn reponema pallidum xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn, qua các vết xước trên da hoặc niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh giang mai có thể lây truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình chuyển dạ và có thể gây thai chết lưu, sinh non và nhiều dị tật bẩm sinh khác.

Sau khi bị nhiễm vi khuẩn, các triệu chứng đầu tiên thường sẽ xuất hiện sau khoảng 3 tuần.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng khởi phát của bệnh giang mai là các vết loét không đau (săng giang mai) ở trên da hoặc niêm mạc sinh dục. Chúng có thể dễ nhìn thấy khi xuất hiện trên dương vật hoặc bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới, nhưng cũng có thể ẩn trong âm đạo, cổ tử cung của phụ nữ hoặc dưới bao quy đầu của nam giới.

Nếu sau 1 – 2 tháng không được điều trị, các dấu hiệu khác có thể xuất hiện như:

  • Phát ban trên da ở khắp cơ thể (Đào ban - Roseole), nhưng chủ yếu là lòng bàn tay, bàn chân
  • Vết loét trên miệng và bộ phận sinh dục hoặc hậu môn
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ

Nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập khắp cơ thể, gây tổn thương nhiều hệ cơ quan và gây ra các bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch cho tới thần kinh và thậm chí tử vong.

Một đứa trẻ mới chào đời bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ trong giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, một thời gian sau trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng như tiết dịch mũi màu vàng, phát ban, loét da, phù, nhiễm trùng xương, sốt, sưng lách và gan, thiếu máu và vàng da. Những triệu chứng này có thể biểu hiện ngay khi sinh ra hoặc trong vòng 1 tháng đầu đời.

Khám bệnh

Nếu trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên đột ngột xuất hiện những vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc những triệu chứng khác nêu trên, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay.

Chẩn đoán

Bác sỹ sẽ chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu để tìm sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai. Dịch tiết từ vết loét cũng có thể được sử dụng để xét nghiệm tìm vi khuẩn.

Mọi phụ nữ mang thai nên được thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác sớm trong thai kỳ.

Điều trị

Thông thường, bệnh giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh penicillin đường tiêm.

Tiên lượng bệnh

Điều trị giang mai bằng penicillin có thể giúp trị khỏi chứng nhiễm trùng. Người bệnh nên thực hiện thêm xét nghiệm máu sau điều trị để đảm bảo rằng vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn.

Phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng bệnh giang mai bẩm sinh

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm