Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự khác nhau giữa đường nâu và đường trắng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đường, nhưng đường nâu và đường trắng vẫn là 2 loại phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Vậy thực chất 2 loại đường này có khác gì nhau không?

Về mặt dinh dưỡng

Đường trắng và đường nâu được cho là có nguồn gốc từ cùng một loại cây trồng – hoặc từ cây mía hoặc  từ củ cải đường. Trên thực tế, đường nâu là hỗn hợp của đường trắng và mật rỉ. Mật rỉ chính là tác nhân làm cho màu của đường đậm hơn và nâng cao giá trị dinh dưỡng. Sự khác biệt về dinh dưỡng đáng chú ý nhất giữa hai loại này là đường nâu có hàm lượng canxi, sắt cũng như kali cao hơn. Hàm lượng các khoáng chất này trong đường nâu là không đáng kể, vì vậy nó không được xem là một nguồn cung cấp của bất kỳ vitamin hoặc khoáng chất nào. Đường nâu cũng chứa ít calo hơn so với đường trắng, tuy nhiên sự khác biệt này là rất ít. Một muỗng cà phê (4 gram) đường nâu cung cấp 15 calo, trong khi cùng một lượng đường trắng có 16,3 calo. Ngoài những khác biệt nhỏ này, chúng giống nhau về mặt dinh dưỡng. Sự khác biệt chính của chúng là ở hương vị và màu sắc.

Trên phương diện sản xuất

Đường được sản xuất ở vùng khí hậu nhiệt đới nơi mà cây mía và củ cải đường được trồng. Cả hai nguyên liệu này đều trải qua một quá trình tương tự để tạo nên đường. Tuy nhiên, phương pháp để tạo nên màu sắc đặc trưng của hai loại đường này là khác nhau. Đầu tiên, thu lấy dịch chiết từ mía và củ cải đường bằng cách ép chúng. Sau đó, đem dịch chiết này đi tinh chế rồi đun nóng để tạo thành một loại xi-rô đậm đặc có màu nâu gọi là mật rỉ. Tiếp theo, là quá trình kết tinh đường để thu được những tinh thể đường ban đầu. Những tinh thể này được tách khỏi hỗn hợp mật rỉ bằng cách cho qua một thiết bị ly tâm với tốc độ quay rất nhanh. Đường trắng sau đó được tiếp tục xử lý nhằm loại bỏ phần mật rỉ dư thừa còn sót lại để tạo nên các tinh thể với kích thước nhỏ hơn. Cuối cùng, cho các tinh thể đường này đi qua một hệ thống lọc nhằm loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn sót lại để cho ra mẻ đường trắng thành phẩm đạt chất lượng. Đối với đường nâu tinh luyện thực chất là sự bổ sung mật rỉ trở lại đường trắng để có được màu nâu mong muốn. Trong khi đó, đường nâu nguyên chất trải qua các bước xử lý ít hơn đường trắng, cho phép nó giữ lại một hàm lượng mật rỉ nhất định và màu nâu tự nhiên vốn có.

Trong nấu nướng

Đường trắng và nâu có thể được sử dụng theo những cách nấu nướng khác nhau. Chúng có thể sử dụng thay thế cho nhau, tuy nhiên, làm như vậy có thể ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị hoặc kết cấu của sản phẩm cuối cùng. Mật đường trong đường nâu có khả năng giữ ẩm, vì vậy sử dụng nó sẽ làm cho các món nướng giúp món ăn mềm hơn và trông dày hơn. Ví dụ, bánh quy làm từ đường nâu sẽ ẩm và đặc hơn, trong khi đó bánh quy làm từ đường trắng sẽ có độ nở lớn hơn do nó cho phép nhiều không khí trộn lẫn vào khối bột hơn. Kết quả mang lại cho bánh có một cấu trúc xốp và giòn. Vì lý do này, đường trắng thường được sử dụng trong một số loại bánh nướng yêu cầu về độ nở chẳng hạn như meringues, mousses và bánh nướng xốp. Ngược lại, đường nâu được sử dụng cho các món nướng đặc như bánh mì zucchini và bánh quy. Một số ứng dụng khác của đường nâu có thể kể đến là làm lớp phủ cho thực phẩm và nước sốt chẳng hạn như nước sốt thịt nướng.

Hương vị và màu sắc

Sự khác biệt chính giữa đường trắng và đường nâu là hương vị và màu sắc của chúng. Việc thay thế đường trắng thành đường nâu trong công thức nấu ăn sẽ làm màu sắc món ăn của bạn trông đậm hơn. Ngược lại, với đường trắng sẽ tạo ra một sản phẩm có màu nhạt hơn. Do đó, việc bạn chọn loại đường nào để sử dụng tùy thuộc vào kết quả mong muốn cuối cùng của bạn là gì. Mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng. Đường nâu thì có hương vị gần giống với hương vị của kẹo do có thêm thành phần mật rỉ. Vì lý do này mà nó là một sự lựa chọn tốt cho các loại bánh, bánh quy và bánh trái cây. Mặt khác, đường trắng ngọt hơn, vì vậy bạn có thể sử dụng ít hơn nhưng vẫn đạt được hương vị mong muốn. Chính hương vị trung tính làm cho nó trở thành một thành phần linh hoạt trong các loại bánh nướng.

Bạn nên chọn cái nào?

Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn nên chọn loại nào cho thực đơn của mình bởi vì hương vị và màu sắc là sự khác biệt chính giữa hai loại này. Mặc dù đường nâu chứa nhiều khoáng chất hơn đường trắng nhưng hàm lượng này rất nhỏ đến mức không đủ để cung cấp bất kỳ lợi ích sức khỏe nào cho cơ thể. Đường được cho là một yếu tố góp phần gây ra bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 cũng như bệnh tim. Vì lý do này, bạn không nên tiêu thụ quá 5 – 10% lượng calo từ đường hàng ngày. Tuy nhiên, điều này nên được giới hạn hơn nữa để có sức khỏe tối ưu.

Tóm lại, đường nâu và đường trắng là hai loại đường phổ biến nhất. Mặc dù chúng được sản xuất khác nhau, dẫn đến mùi vị, màu sắc và công dụng khác nhau, nhưng đường nâu thường được chế biến đơn giản hơn. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, chúng giống nhau về mặt dinh dưỡng. Đường nâu chứa nhiều khoáng chất hơn một chút so với đường trắng nhưng sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào. Trên thực tế, bạn nên hạn chế tiêu thụ tất cả các loại đường để có sức khỏe tối ưu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 nhầm lẫn về đường cần giải đáp

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

Xem thêm