Cholesterol thường khiến nhiều người lo sợ, họ cho rằng nó là thủ phạm gây ra nhiều bệnh chuyển hóa, hoặc căn bệnh mạn tính ở người. Nhưng thực tế nếu không có cholesterol, cơ thể con người sẽ không thể hoạt động được. Vì cholesterol cần cho tế bào, giúp tiêu hóa các chất béo trong ruột, hấp thụ các vitamin cho cơ thể, giúp cho sự phát triển não bộ....
Hãy tìm và hiểu đúng về cholesterol trước khi gán cho chúng những tác hại đối với sức khỏe.
Cholesterol là gì?
Nhiều người thường đổ lỗi cho việc cholesterol cao là do thực phẩm có nhiều chất béo mang lại, nhưng hầu hết cholesterol được tạo nên bởi chính những cơ quan trong cơ thể mỗi người. Gan thường sản xuất tới 75% lượng cholesterol trong máu và chỉ có 25% được tạo ra từ thực phẩm. Ở mức độ bình thường, cholesterol đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào trong cơ thể hoat động.
Triệu chứng của cholesterol cao
Cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nó gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận ở sâu bên trong cơ thể. Theo thời gian, quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, gọi là xơ vữa động mạch, thu hẹp đường vận chuyển máu và có thể gây ra bệnh tim.
Tuy nhiên bệnh cholesterol cao dễ phát hiện, và có nhiều cách để điều trị, kể cả bằng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc như luyện tập, chế độ ăn.
Khi nào nên xét nghiệm cholesterol?
Ở người trưởng thành, từ 20 tuổi trở lên, nên xét nghiệm cholesterol ít nhất mỗi 4-6 năm. Những xét nghiệm máu này rất đơn giản, nhưng phải thực hiện lúc đói, để xem hàm lượng cholesterol tốt và xấu (triglycerides) trong cơ thể bạn.
Cholesterol xấu
Hầu hết các cholesterol trong máu được chuyên chở bởi một loại protein gọi là lipoprotein, khi mức độ lipoprotein cao gọi là LDL (cholesterol xấu) kết hợp với các chất khác gây tắc nghẽn động mạch. Những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans thường có nguy cơ bị LDL cao.
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, với người bình thường, mức độ LDL được khuyến cáo là dưới 100 md/dl, nhưng ở người mắc bệnh tim mạch do di truyền, hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì... nên giữ mức LDL dưới 70 mg/dl.
Cholesterol tốt
Có đến 1/3 lượng cholesterol trong máu là cholesterol tốt, nó có khả năng loại bỏ cholesterol xấu, lấy bớt các cholesterol từ các mảng bám, thành mạch máu để mang về gan tiêu hủy, nên được gọi là cholesterol tốt hay HDL (High Density Lipoprotein).
Vì thế người có nồng động HDL càng cao thì càng tốt vì nó giảm được nguy cơ bị tai biến mạch máu não hay ngừng tim. Tập luyện thể dục và ăn các chất béo lành mạnh, như dầu ô liu, có thể giúp tăng cholesterol HDL. Nên giữ HDL ở mức trên 50 md/dl đối với người bình thường.
Triglycerides là một trong 4 trị số quan trọng của mỡ máu ngoài cholesterol toàn phần, LDL và HDL. Mức triglyceride cao gây rất nhiều bệnh như xơ vữa động mạch, tạo ra các mảng bám gây đột quỵ, đau tim, hay bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tụy.
Những người thừa cân, không vận động, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng thường có triglycerides cao. Khi triglycerides trong máu từ 150 mg/dl hoặc cao hơn người đó có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, hoặc bệnh tim hay tiểu đường.
Cholesterol toàn phần
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl (hoặc dưới 5,2mmol/dl) được coi là tốt, người bình thường nên duy trì nồng độ cholesterol như vậy. Nhưng nếu mức cholesterol từ 200-239mg/dl (từ 5,2-6,2mmol/dl) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Còn ở mức cao hơn, người bệnh cần phải điều trị.
Tỷ lệ cholesterol
Để tính toán tỷ lệ cholesterol của một người, người ta chia cholesterol toàn phần cho nồng độ HDL (cholesterol tốt). Ví dụ, cholesterol toàn phần là 200 chia cho số HDL là 50 ta được tỷ lệ là 4. Các bác sĩ khuyến cáo nên giữ tỷ lệ này ở con số 4, tốt nhất là ở mức 3,5 và đừng để trị số này vượt quá 5.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, trị số này chỉ giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim, còn việc hướng dẫn điều trị các bác sĩ sẽ dựa trên các số liệu về cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglycerid.
Cholesterol trong thực phẩm
Các nghiên cứu gần đây đã kết luận những người bị mỡ máu cao, không cần thiết loại khỏi thực đơn của mình những thực phẩm giàu cholesterol như trứng, tôm, tôm hùm.... Bởi cholesterol chúng ta ăn tác động rất nhỏ tới mức độ cholesterol trong máu. Vẫn có một số người có mức độ cholesterol tăng vọt sau ăn trứng. Nhưng với hầu hết các trường hợp chất béo bão hòa và chất béo trans có tác động tới nồng độ cholesterol nhiều hơn.
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, cholesterol được khuyến cáo hàng ngày là 300mg, những người mắc một số bệnh chỉ nên dừng ở 200mg mỗi ngày, trong khi đó 1 quả trứng thường chứa 186mg cholesterol.
Cholesterol và tiền sử gia đình
Cholesterol có từ hai nguồn là tự bản thân cơ thể và thực phẩm. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cholesterol cao có tính chất di truyền. Một số người thừa hưởng gen kích hoạt quá nhiều cholesterol.
Trong khi đó có những người, cholesterol cao là do chế độ ăn uống. Chất béo bão hòa có trong thực phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Nhiều trường hợp, cholesterol cao xuất phát từ sự kết hợp của chế độ ăn uống và di truyền.
Có một số yếu tố làm cho một người mắc cholesterol cao như:
- Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans
- Tiền sử gia đình, đặc biệt là những người cận huyết mắc bệnh cholesterol cao
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Người lớn tuổi.
- Phụ nữ sau mãn kinh, sau 55 tuổi, do hàm lượng estrogen giảm (một trong những yếu tố giúp gia tăng HDL) suy giảm, nồng độ cholesterol của phụ nữ tuổi này tăng lên.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.