Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm cần tránh trong ngày “đèn đỏ”

Bạn cảm thấy vô cùng khó chịu trong những ngày kinh nguyệt? Bạn cố gắng giảm bớt cảm giác này nhưng không thể? Có khả năng bạn đã mắc phải một trong số các sai lầm nguy hiểm dưới đây:

Kinh nguyệt hàng tháng là hoạt động bình thường của bất cứ phụ nữ nào nhưng cũng có không ít rắc rối mà chị em phải đối mặt. Dưới đây là 8 sai lầm nghiêm trọng mà bạn có thể đã từng mắc phải trong chu kỳ hàng tháng của mình:

Sai lầm 1: Sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon bằng tơ nhân tạo hoặc bông tẩy trắng

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định độ an toàn của băng vệ sinh hay tampon và đặt ra nhiều lo lắng về những gì ẩn náu trong những vật dụng tưởng chừng như không thể thiếu với mọi chị em. Hầu hết các loại băng vệ sinh và tampon đều làm từ tơ nhân tạo, bông, hoặc cả hai. Trong quá trình sản xuất băng vệ sinh đã có không ít hóa chất được sử dụng. Những miếng băng vệ sinh thông thường có thể vẫn còn tồn tại thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy trắng còn dư, chất kết dính như glutaronitrile methuldibromo và đặc biệt là dioxin – một loại độc chất có thể gây rối loạn chức năng sinh sản.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tiêu chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đối với phơi nhiễm dioxin trong băng vệ sinh là quá thấp và khoa học vẫn không thể lường trước được những tác động lâu dài của dioxin. Trên thực tế, phụ nữ phải sử dụng đến 12.000 miếng băng vệ sinh trong suốt cuộc đời. Vì vậy có thể thấy lượng hóa chất mà phụ nữ phải tiếp xúc lớn như thế nào và những hậu quả vô cùng nguy hiểm có thể có.

Dư lượng thuốc trừ sâu và phơi nhiễm dioxin trong băng vệ sinh và tampon cần phải quan tâm đặc biệt. Tiếp xúc với các hóa chất này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, rối loạn nội tiết, thậm chí là ung thư. Các nhà khoa học đã và đang kêu gọi thay đổi tiêu chuẩn về dư lượng các hóa chất này tồn tại trong băng vệ sinh và tampon. 

Nếu có thể, hãy ngưng tiếp xúc với các hóa chất này và thay vào đó, sử dụng băng vệ sinh/tampon chưa tẩy trắng. Cốc nguyệt san làm từ silicon y tế cũng là một giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả.

Sai lầm 2: Uống thuốc giảm đau

Mặc dù có thẻ giảm nhanh các cơn đau của kỳ kinh nguyệt, song một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Midol, Motrin), naproxen (Aleve), và acetaminophen (Tylenol) có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen có thể làm tăng nguy cơ đau tim đột ngột hoặc đột quỵ mà không có dấu hiệu cảnh báo. Những loại thuốc này cũng có thể gây viêm loét, thủng, chảy máu dạ dày và ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau có thể làm suy giảm chức năng thận và gan.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải nghiến răng chịu đau trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Để giảm đau hoặc ngăn chuột rút, tốt nhất hãy bổ sung thêm magie, canxi và vitamin B6. Theo các nghiên cứu, phụ nữ sử dụng khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày có thể giảm rất nhiều các triệu chứng như đau đầu, đau quặn bụng, trầm cảm và thèm ăn.

Các chuyên gia cũng khuyến khích chị em phụ nữ sử dụng dầu hoa anh thảo để loại bỏ các prostaglandin dư thừa có thể gây ra chuột rút; hoặc chườm nóng để máu dễ lưu thông, thư giãn thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, dầu hoa anh thảo và vitamin E cũng có thể giúp chị em bớt căng cứng ngực.

Sai lầm 3: Không thay băng vệ sinh thường xuyên

Nếu bạn sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon trong thời gian càng lâu thì vi khuẩn càng phát triển mạnh mẽ hơn. Cả băng vệ sinh và tampon đều có thể tạo ra môi trường hoàn hảo để vi khuẩn phát triển, trong đó có cả staphylococcus aureus – vi khuẩn giải phóng ra chất độc gây ra hội chứng sốc độc tố.

Thay tampon hoặc băng vệ sinh đều đặn mỗi 4-8 giờ là khuyến cáo mà chị em nên lưu ý và thực hiện.

Sai lầm 4: Sử dụng sản sản phẩm có mùi thơm

Không ai muốn mang theo mùi khó chịu, nhưng những sản phẩm có mùi thơm có thể gây kích ứng cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men, và thậm chí còn chứa nhiều hóa chất độc hại. Đó được kể đến là các hóa chất tổng hợp như phthalates, parabens và các hợp chất gây ung thư như hydroxyanisole butylated.

Chị em lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm có mùi thơm đối với băng vệ sinh, tampon, nước rửa vệ sinh phụ nữ, bọt tắm, xịt thơm...

Sai lầm 5: Thụt rửa âm đạo

Việc thụt rửa âm đạo có thể làm mất mùi trong một thời gian ngắn nhưng có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Bác sĩ khuyên rằng bạn không nên thụt rửa âm đạo vì nhiều lý do.

Thứ nhất, thụt rửa âm đạo có thể trực tiếp đưa các loại vi khuẩn, virus, nấm men vào âm đạo do vậy dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo và tử cung, khó thụ thai, nhiễm trùng âm đạo khi mang thai và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Thứ hai, các sản phẩm vệ sinh của phụ nữ thường chứa hóa chất có mùi thơm, parabens và màu nhuộm, có thể gây phát ban dị ứng hoặc rối loạn nội tiết. Bênh cạnh đó, những sản phẩm này có thể gây thay đổi pH tự nhiên của âm đạo và tiêu diệt nhiều vi khuẩn có lợi tồn tại tự nhiên trong âm đạo, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo dai dẳng, khó điều trị. 

Thay vào đó, hãy thay băng vệ sinh hoặc tampon thường xuyên để giảm mùi khó chịu bởi âm đạo có khả năng tự làm sạch. Nếu có vấn đề gì, hãy đến bệnh viện khám, không nên tự thụt rửa vì có thể tồi tệ hơn. Hãy làm sạch các vùng quanh âm đạo và âm hộ của bạn bằng nước sạch, ấm và các sản phẩm vệ sinh tự nhiên, không mùi.  

Sai lầm 6: Ngủ không đủ giấc

Thật khó để ngủ ngon trong thời kỳ này vì chuột rút, cảm giác bồn chồn, mất ngủ và nội tiết tố gây ra, nhưng giấc ngủ là đặc biệt quan trọng. Nếu ngủ không đủ, cơ thể bạn sẽ trở nên căng thẳng và sưng viêm nhiều hơn. Căng thẳng và viêm có thể làm trầm trọng thêm chuột rút và các triệu chứng khó chịu trong  kỳ kinh nguyệt. Ngủ đủ giấc có thể giúp bạn bớt đau đớn hơn.

Ngoài ra, khi ngủ, cơ thể của bạn sẽ tự phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thiếu ngủ có thể làm thay đổi nồng độ hormone và tâm trạng của bạn. Hãy ngủ đủ, khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt.

Sai lầm 7: Bỏ tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục là cách tuyệt vời để xả stress, đổ mồ hôi và thải độc tố. Không chỉ vậy, tập thể dục còn giúp giảm chuột rút và cải thiện giấc ngủ. Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút trong vòng 5 ngày/tuần, thậm chí cả khi đang đến ngày “đèn đỏ”.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ít hoặc không tập thể dục thường có rât nhiều triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, chạy xe đạp hoặc đi bộ có thể giúp đau bụng kinh.

Sai lầm 8: Uống cà phê

Việc thiếu ngủ, mệt mỏi, đau đầu có thể khiến bạn nghĩ ngay đến cà phê để khắc phục. Tuy nhiên, caffein có thể làm bạn mất nước và trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là đau đầu. Uống ít cà phê hoặc trà trong khoảng thời gian này có thể giúp bạn giảm căng thẳng, mất ngủ và lo lắng.

Ngoài ra, hạn chế caffein có thể ngăn các cơn đau ngực trước ngày đèn đỏ

Tham khảo thêm thông tin về vấn đề kinh nguyệt tại bài viết Sôcôla và hội chứng tiền kinh nguyệt

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm