Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng đau xương khớp (growing pain) ở lứa tuổi đang phát triển

Con bạn thường bị đau nhức vào buổi tối. Liệu đây có phải là hội chứng đau xương khớp do tăng trưởng hay không?

Hội chứng đau xương khớp (growing pain) ở lứa tuổi đang phát triển

Hội chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển là gì?

Các cơn đau nhói xảy ra thường xuyên khá phổ biến ở trẻ từ 3-5 tuổi và hay tái phát ở độ tuổi từ 8-12.

Trẻ thường cảm thấy cơn đau ở chân, nhất là ở phía trước đùi, sau đầu gối và bắp chân. Các cơn đau thường nặng lên vào buổi chiều muộn và buổi tối và ngay cả khi ngủ vào ban đêm. Vào buổi sáng, cơn đau thường biến mất.

Cường độ cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng tới mức đủ để làm trẻ tỉnh giấc ban đêm. Một vài trẻ cũng bị đau bụng hay đau đầu khi cơn đau xuất hiện.

Thuật ngữ “growing pain” đôi khi cũng bị hiểu lầm: Không có bằng chứng cho thấy cơn đau xuất hiện là do xương khớp đang phát triển. Các chuyên gia cũng không biết chắc chắn nguyên nhân gây đau là gì, nhưng dường như cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn đối với trẻ sau một ngày hoạt động tích cực.

Đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển không phải là một căn bệnh nào đó nghiêm trọng. Hầu như mọi trẻ em đã phát triển khỏe mạnh đều đã trải qua hiện tượng này. Trên thực tế, có khoảng 25 – 40% trẻ em đã bị đau xương khớp tại một thời điểm nào đó, tình trạng này phổ biến ở trẻ em nữ hơn là nam.

Làm sao để phân biệt được chứng đau xương khớp ở độ tuổi phát triển hay một bệnh nào khác

Sự thật là rất khó để phân biệt được. Trẻ em đôi khi nghĩ rằng chúng chỉ bị đau xương khớp trong khi thực tế lại đang mắc một bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy hãy trao đổi với bác sỹ nếu con bạn bị đau mà không rõ nguyên nhân.

Chứng đau xương khớp thời kỳ phát triển thường chỉ kéo dài từ 10-15 phút và ảnh hưởng giống nhau đến cả hai bên cơ thể. Cơn đau nặng nhất thường là ở cơ, không phải ở khớp. Hội chứng này không gây sốt, ớn lạnh, nóng đỏ, sưng, đi khập khiễng…

Các bác sỹ thường đưa ra chẩn đoán trẻ mắc hội chứng này trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân nào khác. Các triệu chứng sau đây thường là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng, gãy xương, khối u, ung thư máu, viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên hay các bệnh khớp khác:

  • Đau tại một vị trí nhất định (bác sỹ có thể chỉ định chụp xương khớp để tìm nguyên nhân gây đau như nhiễm trùng hay có khối u).
  • Con bạn bị sốt kèm theo đau chân, sốt thường không rõ nguyên nhân, ví dụ như cảm cúm (xét nghiệm máu có thể giúp xác định vị trí nhiễm trùng).
  • Đau nhiều ở một bên hông, đùi, đầu gối hay không thể đặt trọng tâm vào một bên chân, có dấu hiệu đi khập khiễng (bác sỹ thường chỉ định chụp X quang để kiểm tra xem xương có bị lệch khỏi vị trí không).
  • Đau liên tục trong ngày.
  • Đau nhiều hơn khi chạm vào chỗ đau (nếu là chứng đau cơ thông thường thì chỉ cần massage cũng giúp giảm đau. Tuy nhiên nếu là một bệnh nào khác, đau có thể nặng hơn khi chạm vào vị trí đau).

Làm thế nào khi trẻ bị đau do hội chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển

Để làm dịu cơn đau của trẻ, các bậc phụ huynh có thể thực hiện những điều sau đây:

  • Cho trẻ nằm duỗi thẳng chân ra
  • Xoa bóp tại chổ trẻ kêu đau
  • Đặt túi chườm ấm vào chỗ đau
  • Cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen. Không được sử dụng aspirin.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm