Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Loãng xương, hay giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi độ tuổi và địa vị xã hội. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ chắc chắn làm bạn dễ bị loãng xương hơn.

Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra loãng xương là không thay đổi được, tức là bạn không thể kiểm soát hoặc ngăn chặn chúng.

Những yếu tố này bao gồm.

  • Giới tính nữ Loãng xương gặp chủ yếu ở nữ, chiếm khoảng 80%.
  • Tuổi già theo thời gian, xương của chúng ta cũng tự nhiên giảm mật độ và trở nên yếu hơn. Điều này không có nghĩa là mọi người già đều bị loãng xương, nhưng nguy cơ loãng xương tăng lên khi bạn già đi.
  • Tiền sử gia đình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần bố hoặc mẹ của bạn bị loãng xương, thì bạn cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Tiền sử gãy xương. Ngay cả khi bạn chỉ bị gãy một xương, điều này cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở bạn.
  • Khung xương nhỏ, mỏng: những người có hệ xương mỏng và nhỏ thì có khuynh hướng bị loãng xương. Tuy vậy, khung xương lớn hơn không giúp phòng ngừa lại bệnh.
  • Chủng tộc. Loãng xương phổ biến ở mọi chủng tộc, nhưng nếu bạn là người da trắng, người châu Á hoặc người Latin, bạn sẽ dễ bị loãng xương hơn.
  • Mãn kinh: mãn kinh được đánh dấu bằng sự suy giảm nhanh chóng nồng độ estrogen, là một loại hoocmon có vai trò bảo vệ xương ở nữ giới. Khi nồng độ estrogen suy giảm, xương giảm mật độ và dễ gãy hơn.

Mặc dù nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương là không kiểm soát được, nhưng bên cạnh đó, cũng có những yếu tố mà bạn có thể thay đổi được để phòng tránh bệnh:

  • Ăn thực phẩm có hàm lượng canxi và vitamin thấp:  thực đơn giàu canxi và vitamin là rất quan trọng vì những dưỡng chất này cùng với nhau thúc đẩy xương tăng trưởng và duy trì cấu trúc xương vững chắc. Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, vitamin D có vai trò làm tăng khả năng hấp thụ canxi ở ruột.
  • Lười vận động: tập thể dục làm cơ phát triển, qua đó củng cố sự vững chắc của xương, phòng ngừa loãng xương. Xương chắc khỏe thì sẽ khó gẫy hơn.
  • Hút thuốc lá:  hút thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương vì nhiều lí do. Đầu tiên, những hóa chất trong thuốc lá cản trở chức năng bình thường của tế bào xương. Ngoài ra, hút thuốc làm ức chế quá trình hấp thụ canxi ở ruột. Và cuối cùng, hút thuốc cản trở khả năng bảo vệ xương của estrogen.
  • Uống nhiều rượu: uống nhiều rượu ức chế sự hình thành cấu trúc xương bình thường do làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Nếu bạn có uống rươu, hãy uống một cách điều độ (không uống quá 2 chén mỗi ngày).
  • Thuốc: một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc nhóm sterioids, làm yếu xương. Trong đa số trường hợp, bạn phải uống những loại thuốc này với liều cao trong thời gian dài, làm cho chúng trở thành mối nguy hại cho xương. Nhưng không đúng khi nói rằng những loại thuốc này không tốt cho bạn, bạn cần nó để điều trị những bệnh tương ứng. Đừng dừng thuốc hay đổi liều khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù có nhiều yếu tố gây loãng xương mà bạn không kiểm soát được, như là tuổi tác và giới tính, cũng có nhiều cách để bạn kiềm chế nguy cơ loãng xương cho chính mình. Hãy tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh và năng tập thể dục để duy trì bộ xương vững chắc, để có một tuổi già khỏe mạnh sau này.

CTV Mai Mai (theo endocrineweb)
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm