Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Béo phì có thể gây thoái hóa xương khớp

Béo phì tăng nguy cơ 4-5 lần mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt khớp gối.

Người lớn béo phì dễ mắc các bệnh khớp. Phụ nữ béo phì sau tuổi mãn kinh dễ có nguy cơ thoái hóa khớp, đặc biệt thoái hóa khớp gối, do lực của cơ thể tác động lên khớp gối và chuyển hóa mô mỡ sinh ra các hormon, yếu tố tăng trưởng gây tổn thương sụn khớp. Nam giới béo phì và tăng acid uric máu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gút do rối loạn chuyển hóa purin, làm dư thừa acid uric máu lâu ngày lắng đọng các mô và trong ổ khớp gây viêm khớp.

Béo phì và bệnh thoái hóa khớp

Béo phì tăng nguy cơ 4-5 lần mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt khớp gối. Thoái hóa khớp xảy ra ở người béo phì do yếu tố cơ học. Trọng lượng của cơ thể tác động lên sụn khớp làm nghiền nát, nứt và rách sụn hoặc do chuyển hóa các mô mỡ tăng tổng hợp hormon và yếu tố tăng trưởng làm tổn thương sụn và xương dưới sụn. Ở phụ nữ béo phì sau mãn kinh thường hay mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Thoái hóa là tổn thương toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn khớp, dây chằng, bao khớp, cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Béo phì, trục khớp bị lệch ra ngoài hoặc vào trong, đặc biệt những người béo phì chân vòng kiềng hoặc chân choãi, ngoài ra ở người béo phì còn do mô mỡ tác động đến khớp.

Ở người béo phì khớp tổn thương không chỉ do yếu tố cơ học mà còn chịu ảnh hưởng của mô mỡ tổng hợp nhiều hormon và nhiều yếu tố phát triển gây tổn thương sụn khớp và tổn thương xương dưới sụn, dẫn đến phát triển thoái hóa khớp. Ở Pháp sử dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA-Absorptiometrie biphotonique à rayons X) xác định các thành phần của cơ thể như khối cơ, khối mỡ, nghiên cứu thực hiện trên 358 bệnh nhân  và chụp X quang khớp.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối có khối cơ tăng cao phối hợp tăng tổn thương thoái hóa nặng. Tăng khối mỡ làm gia tăng các gai xương trong bệnh thoái hóa khớp gối. Béo phì dẫn đến thoái hóa khớp và ngược lại do đau khớp ở những người mắc thoái hóa khớp giảm các hoạt động dẫn đến béo phì.

Người béo phì dễ bị tổn thương xương khớp (ảnh minh họa: Internet)

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp:  Ngoài yếu tố tuổi và giới nữ ảnh hưởng đến bệnh nhiều nhất, người ta nhận thấy vấn đề béo phì liên quan nhiều đến thoái hóa khớp gối, đặc biệt phụ nữ béo phì sau mãn kinh. Vai trò estrogen bảo vệ chống thoái hóa khớp, phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ cắt buồng trứng thường hay mắc thoái hóa khớp gối. Tư thế trục của chân, ở những người chân vòng kiềng hay chân choãi dễ bị thoái hóa khớp gối.

Chấn thương và vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần, gây tổn thương sụn chêm, dây chằng chéo, các dị vật của chấn thương dẫn đến thoái hóa khớp và yếu tố di truyền là một trong các nguyên nhân của thoái hóa khớp.

Điều trị thoái hóa khớp ở người béo phì trước tiên là vấn đề giảm cân, giảm lượng calo đưa vào và tăng hoạt động thể lực kết hợp điều trị bằng thuốc theo giai đoạn của bệnh.

Béo phì và bệnh gút

Ngày nay ở nước ta nam giới mắc bệnh gút ngày càng gia tăng, đến khám tại các phòng khám cơ xương khớp, tuy nhiên chưa có con số cụ thể nghiên cứu về dịch tễ tỷ lệ bệnh gút. Bệnh gút một bệnh liên quan chuyển hóa purin, khi dư thừa acid uric lâu ngày trong máu, vượt quá độ bão hòa và kết tủa dưới da, ở thận, ở trong khớp gây những cơn sưng đau cấp ở khớp và quanh khớp. Ở nam giới, béo phì và tăng acid uric máu nguy cơ cao mắc bệnh gút. Trên thế giới nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng acid uric máu ở những người béo phì làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gút.

Tổn thương khớp trong những cơn gút cấp do viêm cấp của khớp, do các tinh thể urat kích thích các phản ứng viêm. Tăng acid uric trong nhiều năm, lắng đọng tinh thể urat sodium trong sụn khớp và màng hoạt dịch khớp. Các  vi tinh thể có thể đứt và giải phóng các tinh thể trong hầm khớp. Các tinh thể bị thực bào bởi tế bào viền của màng hoạt dịch khớp và giải phóng  ine tiền viêm, nên người bệnh gút có thể có phản ứng sốt và sưng đau cấp tính tại khớp. Cơn đau kéo dài vài ngày. Sau nhiều cơn gút cấp xảy ra và nhiều năm sau tổn thương khớp mạn tính gọi là gút mạn tính có các tophi ở bàn chân, mỏm khuỷu tay, bàn tay...

Béo phì là một trong những tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa. Nguyên nhân giảm thải acid uric trong đó có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, giảm phân số thải acid uric ở thận. Ở người béo phì liên quan đến chế độ ăn  giàu purin, đặc biệt ở nam giới uống quá nhiều bia và rượu, tăng sản xuất acid uric.

Điều trị bệnh gút ở người béo phì luôn chú ý đến chế độ ăn giảm cân, đồ uống không bia, không rượu, không ăn các thức ăn giàu chất purin, hạn chế các thức ăn gây rối loạn lipid máu. Ngoài điều trị cơn gút cấp nhằm giảm đau khớp cho người bệnh.

Sau đó điều trị nền để duy trì mức acid uric dưới ngưỡng 360 µmol/l. Hàng ngày bệnh nhân gút nên uống nước khoáng giàu bicarbonate (500 ml mỗi ngày). Ngoài các đợt đau khớp nên có chế độ luyện tập giảm cân phù hợp và kiểm soát acid uric, các thành phần lipid máu hay còn gọi là mỡ máu ở mức sinh lý của cơ thể.

TS. Mai Thị Minh Tâm - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm