Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có thể làm gì khi răng bị nhạy cảm (nhạy cảm ngà)?

Nhạy cảm ngà (răng) có thể ảnh hưởng tới một hoặc nhiều răng. Nó thường xảy ra khi bạn ăn uống đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc chua. Đôi khi thì hít thở không khí lạnh cũng có thể khiến bạn nhạy cảm, đau chói và đột ngột ở sâu trong các rễ thần kinh của răng. Vậy có những cách nào có thể giúp bạn bớt khó chịu?

Bạn có thể làm gì khi răng bị nhạy cảm (nhạy cảm ngà)?

Những nguyên nhân gây nhạy cảm răng

Răng nhạy cảm khi lợi của bạn tụt xuống dưới, làm lộ ra bề mặt phía dưới gọi là ngà răng. Lớp mềm này chiếm một phần ở chân răng, trong đó có hàng ngàn ống nhỏ dẫn đến trung tâm thần kinh của răng (tủy răng). Các kênh này làm các thực phẩm ngọt, nóng, lạnh kích hoạt dây thần kinh ở trong răng, làm bạn cảm thấy đau.

Các nguyên nhân khác bao gồm:
  • Mòn răng: theo thời gian, đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng hoặc nghiến răng của bạn có thể làm mòn dần men răng và dẫn đến lộ ngà răng.
  • Sâu răng ở gần lợi.
  • Bệnh về lợi (viêm lợi): Viêm và loét lợi làm tụt lợi và lộ chân răng.
  • Hư hại: sứt mẻ hoặc gãy răng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây viêm.
  • Nghiến răng: nghiến răng có thể làm mòn men răng và làm tụt lợi, lộ ngà răng.
  • Tẩy trắng răng: những sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc gây nhạy cảm ngà.
  • Tuổi: răng nhạy cảm nhất váo giữa tuổi 25 và 30.
  • Sự tích tụ các mảng bám: sự hiện diện của các mảng bám trên bề mặt chân răng có thể gây ra nhạy cảm.
  • Các thực phẩm có tính acid: những thức ăn và đồ uống có hàm lượng acid cao như trái cây họ cam quýt, cà chua, dưa chua, và trà cỏ thể làm mòn men răng.
  • Sửa răng: Lấy cao răng, chụp răng, phục chế răng có thể làm răng bị nhạy cảm nhưng nó sẽ tựu hết trong vòng 4-6 tuần.

Các cách làm giảm nhạy cảm răng

Có nhiều cách giúp bạn kiểm soát tình trạng nhạy cảm răng:

  • Chải răng, dùng chỉ nha khoa, và súc miệng thường xuyên. Sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải đúng cách để làm sạch triệt để tất cả các bộ phận trong răng miệng của bạn. Súc miệng với nước súc miệng có chứa Fluoride và chất khử trùng hàng ngày.
     
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm: chải răng nhẹ nhàng và cẩn thận xung quanh lợi để không làm tổn thương lợi.

Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Bạn có thể phải thử một vài loại để tìm ra loại phù hợp nhất cho mình: lấy ngón tay hoặc tăm bông bôi một lớp mỏng lên chân răng trước khi đi ngủ. Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluoride, không có chứa chất làm tan cao răng.

  • Chú ý những gì bạn ăn: tránh các thức ăn và đồ uống có hàm lượng acid cao.
  • Sử dụng các sản phẩm nha khoa có chứa Fluoride. Sử dụng nước súc miệng có chứa Fluoride hàng ngày có thể giúp giảm nhạy cảm răng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết các sản phẩm có thể sử dụng ở nhà.
  • Không nghiến răng: sử dụng hàm bảo vệ vào ban đêm.
  • Khám nha sĩ 6 tháng/ lần (hoặc sớm hơn, tùy thuộc vào điều kiện của bạn).
     

Nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu, hãy đến gặp nha sĩ. Có thể cần làm một thủ thuật để giúp bạn như:

  • Trám trắng để làm đầy lại các bề mặt chân răng bị lộ.
  • Đánh Flouride vào các bề mặt chân răng bị lộ.
  • Chống thấm ngà cho các bề mặt chân răng bị lộ.
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm