Tiểu đường là bệnh mà lượng đường glucose trong máu ở mức quá cao. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khoảng 8,3% dân số Mỹ bị tiểu đường trong đó đa số là tiểu đường type 2.
Ở tiểu đường type 2, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không nhận biết được sự hiện diện của insulin. Cơ thể cần insulin để chuyển hóa đường glucose thành năng lượng mà các tế bào cần để sử dụng. Khi đường glucose tích lũy trong cơ thể, chúng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường như cao huyết áp, rối loạn tâm thần, mất thính lực, các biến chứng về mắt, chân và da.
Một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí JAMA cho thấy số người bị mù ở Mỹ đã tăng 20% và nguyên nhân chủ yếu là do tiểu đường. Bệnh này cũng có thể gây ra các vấn đề răng miệng, thương tổn trong dây thần kinh, thận và đột quỵ.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra mối tương quan giữa ăn thịt đỏ với nguy cơ mắc tiểu đường nhưng chưa có nghiên cứu nào theo dõi người ăn thịt đỏ trong một thời gian dài.
Các nhà khoa học đã phân tích 3 nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ từ giai đoạn 1986-2006 và 1991-2008. Có 26.357 đàn ông từ 40-75 tuổi và 122.786 phụ nữ từ 25-42 tuổi tham gia 3 nghiên cứu trên.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu trả lời các bảng khảo sát về chế độ ăn. Tổng cộng, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy 7.540 trường hợp bị tiểu đường type 2.
So với người không thay đổi lượng thịt đỏ tiêu thụ trong thời gian nghiên cứu, những người tăng tiêu thụ 0,5 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày trong thời gian bốn năm làm tăng 48% nguy cơ bị tiểu đường. Trái lại, giảm tiểu thụ 0,5 khẩu phần thịt đỏ hoặc hơn trong bốn năm làm giảm 14% nguy cơ bị tiểu đường trong thời gian nghiên cứu.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ An Pan ở Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Kết quả của chúng tôi khẳng định mối tương quan giữa thịt đỏ và tiểu đường type 2 và bổ sung thêm bằng chứng cho thấy hạn chế tiêu thụ thịt đỏ trong thời gian dài có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường tyepe 2.”
Các nhà khoa học cũng tiến hành các phân tích riêng biệt về thịt đỏ và thịt đã chế biến và phát hiện thấy thịt đã chế biến làm tăng nguy cơ này cao hơn. Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra mối tương quan giữa thịt đã chế biến và thịt đỏ với nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tử vong sớm.
Phó giáo sư William J. Evans thuộc Chương trình Lão khoa ở Trung tâm Y khoa Đại học Duke, Mỹ cho biết nghiên cứu trên xác nhận mối tương quan giữa thịt đỏ và nguy cơ bị tiểu đường type 2. Ông chỉ ra rằng lượng axit béo bão hòa trong thịt đỏ là một trong những thủ phạm chính làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?