Thay đổi giấc ngủ
Nếu bạn luôn có giấc ngủ tốt nhưng đột nhiên bạn không thể chợp mắt thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, các hóc-môn T3, T4 vào máu, kích thích hệ thần kinh trung ương hưng phấn và dẫn đến mất ngủ, theo bác sĩ Hossein Gharib, chuyên gia nội tiết tại Mayo Clinic. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau một giấc ngủ đêm đầy đủ hoặc cần ngủ nhiều hơn bình thường, đó có thể là do tuyến giáp của bạn kém hoạt động và không cung cấp đủ hóc-môn.
Lo lắng, bồn chồn
Nếu bạn chưa từng phải vật lộn với cảm giác lo âu nhưng gần đây bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng thì có thể bạn đang bị cường giáp. Quá nhiều hóc-môn tuyến giáp khiến bạn dễ bị kích thích hoặc lo lắng trước những vấn đề bình thường của cuộc sống.
Thay đổi thói quen đại tiện
Thường xuyên bị táo bón có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Hóc-môn tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của ống tiêu hóa. Nếu hóc-môn này được sản xuất quá ít sẽ dẫn đến nhu động ruột bị giảm, gây táo bón. Ngược lại, cường giáp có thể khiến bạn bị đi ngoài thường xuyên hơn, mặc dù không phải là tiêu chảy.
Rụng tóc
Lông tóc của bạn thưa dần, đặc biệt là lông mày là một dấu hiệu thường gặp của bệnh lí tuyến giáp. Suy giáp hoặc cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến chu kì phát triển tóc của bạn.
Vã mồ hôi quá nhiều mặc dù bạn không hoạt động gắng sức có thể là một dấu hiệu của cường giáp. Tuyến giáp điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Khi hóc-môn do tuyến này tiết ra quá cao sẽ làm tăng chuyển hóa cơ sơ và khiến bạn luôn cảm thấy nóng.
Quần áo của bạn trở nên trật hơn bình thường
Nếu bạn bị tăng cân mặc dù không hề thay đổi thói quen ăn uống hay tập luyện của mình thì đó có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Thiếu hóc-môn tuyến giáp làm giảm sự trao đổi chất và đốt cháy calo, vì vậy, bạn sẽ tăng cân dần lên mà không giải thích được lí do.
Luôn cảm thấy đói mà không tăng cân
Bên cạnh đó, nếu bạn đột ngột giảm cân mà không có sự thay đổi lớn trong chế độ ăn và tập luyện thì có thể tuyến giáp của bạn đang hoạt động quá mức và gây tăng sự trao đổi chất. Bạn có thể luôn thèm ăn và ăn rất nhiều nhưng lại bị tụt cân thay vì tăng cân như bình thường.
Hay quên
Khi tuyến giáp của bạn hoạt động không bình thường thì có nghĩa là não bộ của bạn cũng vậy. Những người bị suy giáp có thể luôn cảm thấy mơ hồ, hay quên và mệt mỏi. Ngược lại, ở những người cường giáp thường bị giảm tập trung.
Tim đập nhanh (giống như khi bạn uống liền một lúc 5 tách cà phê)
Sự sản xuất quá mức của hóc-môn tuyến giáp làm tăng nhanh quá trình chuyển hóa của cơ thể khiến bạn cảm thấy đánh trống ngực thậm chí ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, cũng giống như khi bạn uống nhiều cà phê vậy.
Luôn thấy buồn ngủ
Mệt mỏi cả ngày hoặc cảm thấy cần chợp mắt ngay lập tức có thể là những dấu hiệu của suy giáp bởi cơ thể cần hóc-môn tuyến giáp để tạo ra năng lượng.
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn bị ra máu nhiều hơn, kéo dài hơn hoặc quá gần nhau, có thể cơ thể của bạn đang thiếu hóc-môn tuyến giáp. Nhưng nếu chu kì của bạn ra máu ít hơn, xa nhau hơn thì lại là dấu hiệu của cường giáp.
Vô sinh hoặc sảy thai
Nếu bạn khó có thai hoặc bị sảy thai ở giai đoạn sớm của thai kì thì bạn nên đi kiểm tra hóc-môn tuyến giáp. Nếu hóc-môn này giảm thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và khiến bạn bị vô sinh, sảy thai. Nếu bạn bị suy giáp thì việc bổ sung hóc-môn tuyến giáp có thể mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị vô sinh hoặc thời kì mang thai của bạn.
Chậm phát triển ở trẻ nhỏ
Nếu bạn chú ý thấy con mình đang phát triển chậm hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi, hay kêu đau mỏi cơ bắp hoặc được giáo viên phản ánh lại là con mình thường hoảng hốt và không tập trung thì đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng suy giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Điều trị
Cả 2 vấn đề cường giáp hoặc suy giáp đều có thể điều trị được.
Nếu bạn bị cường giáp, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc để làm giảm quá trình sản xuất và giải phóng hóc-môn T3, T4. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần được phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Nếu bạn bị suy giáp, bạn cần được điều trị kéo dài bằng hóc-môn tuyến giáp tổng hợp – levothyroxin. Thuốc này sẽ cân bằng lại lượng hóc-môn của bạn và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.