Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sổ tay cho mẹ chăm sóc trẻ bị ho có đờm

Khi trẻ ho có đờm kèm theo triệu chứng sổ mũi, khò khè thì cha mẹ cần cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh hô hấp nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cách chăm sóc con an toàn nhất.

1. Trẻ ho có đờm, sổ mũi, khò khè, cảnh báo bệnh gì?

Ho chia làm 2 loại khác nhau là ho khan và ho có đờm. Ho có đờm là trường hợp khi ho, người bệnh khạc ra đờm. Tuy nhiên, ở trường hợp trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ rất khó xác định, bởi vì trẻ không biết khạc đờm.

Khi trẻ bị ho có đờm nguyên nhân có thể liên quan đến dị ứng, đặc biệt là do hen suyễn. Hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm phổi… Thậm chí khi tim bị nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng ho có đờm ở trẻ em.

Nếu trẻ ho có đờm kèm sổ mũi, khò khè kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh hô hấp nguy hiểm cha mẹ cần lưu ý.

Trẻ ho có đờm kèm sổ mũi thường là do viêm đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản hoặc bệnh về phổi. Triệu chứng thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường, khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn,…

Trẻ ho có đờm kèm thở khò khè là triệu chứng khi đường hô hấp (từ khi quản ngực đến các phế quản nhỏ) bị tắc nghẽn dẫn đến việc tiếng thở nghe bất đường. Đây là dấu hiệu có các bệnh nguy nhiễm với nguyên nhân chủ yếu do các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản.

Nếu ho có đờm kèm dấu hiệu khò khè kéo dài có thể là do có dị vật trong đường thở, bị lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép, hay một số bệnh bẩm sinh khác.

2. Cẩm nang chăm sóc trẻ khi ho có đờm

Khi trẻ bị ho có đờm, thông thường sẽ nhẹ và tự khỏi trong vòng 1 tuần. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp khác để giúp con dễ chịu hơn khi bị ho có đờm.

Một trong số đó là cho trẻ uống nhiều nước. Đây là biện pháp cực kỳ quan trọng trong điều trị ho có đờm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu cho trẻ uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm cho loãng đờm và giúp con hô hấp dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải đảm bảo, bổ sung các chất dinh dưỡng cho con thì cơ thể mới đủ sức đề kháng, đủ sức phòng thủ trước các bệnh viêm, nhiễm trùng hô hấp. Mặt khác, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu trẻ cần dùng các loại thuốc ho, thuốc long đờm thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nào phù hợp với bệnh lý của bé.

Bên cạnh việc ho có đờm kèm các triệu chứng nguy hiểm hoặc con mệt mỏi, ngủ li bì thì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, khi trẻ ho có đờm, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao, nếu có những triệu chứng dưới đây thì nên cảnh giác đưa con đi cấp cứu:

● Trẻ có dấu hiệu ngủ li bì không thể đánh thức; ho kèm tình trạng tím tái; ho có đờm kèm co giật... thì nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay, vì nếu chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

● Trẻ ho mà kèm theo khó thở, ở trẻ nhỏ kèm theo dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì nên đưa trẻ nhập viện càng sớm càng tốt. Để nhận diện cơn thở co lõm lồng ngực, mẹ chỉ cần cho bé nằm và kéo áo cao khỏi lồng ngực và quan sát.

Trẻ có dấu hiệu ho ra máu, khạc đờm có màu như mủ... hoặc nếu trẻ ho từ 1 tuần trở lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cũng nên đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để bác sĩ có hướng điều trị tích cực.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm thường gặp ba mẹ cần tránh khi con bị ho.

Theo alobacsi
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
Xem thêm