Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguy hại từ ngộ độc chlorine

Chlorine là một hóa chất có tác dụng khử trùng nhằm tiêu diệt hoặc làm bất hoạt các vi sinh vật trong nguồn nước. Chlorine được sử dụng để khử trùng nước thải và chất thải công nghiệp, đồng thời cũng là thành phần có mặt trong một số sản phẩm tẩy rửa. Khi bị ngộ độc chlorine hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Những nguy hại từ ngộ độc chlorine

Ngộ độc chlorine có thể xảy ra khi con người nuốt hay hít phải chất chlorine. Chlorine sẽ phản ứng với nước, bao gồm cả nước trong hệ tiêu hóa để tạo ra acid hydrochloric và acid hydrochlorus. Cả hai hợp chất này đều cực kỳ độc hại đối với con người.

Bạn có thể cũng đã nghe về việc sử dụng chlorine để khử trùng nước trong bể bơi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ngộ độc chlorine đều là do nuốt nhầm phải các chất tẩy rửa trong gia đình chứ không phải nước bể bơi. Một số sản phẩm gia dụng khá phổ biến và các hợp chất có chứa chlorine bao gồm:

  • Chlorine dạng viên dùng trong khử trùng nước bể bơi
  • Nước ở bể bơi
  • Các chất tẩy rửa trong gia đình
  • Các chất tẩy trắng

Các triệu chứng của ngộ độc chlorine

Tình trạng ngộ độc chlorine có thể gây ra các triệu chứng toàn thân. Các triệu chứng trên hô hấp bao gồm khó thở và có dịch trong phổi. Các triệu chứng trên tiêu hóa như:

  • Bỏng rát trong miệng
  • Sưng họng
  • Đau họng
  • Đau dạ dày
  • Nôn mửa
  • Có máu trong phân

Tiếp xúc với chlorine còn có thể làm tổn thương hệ tuần hoàn. Các triệu chứng bao gồm:

  • Thay đổi cân bằng pH trong máu
  • Hạ huyết áp
  • Tổn thương nghiêm trọng ở mắt như bỏng rát và kích ứng (trường hợp nặng còn có thể bị mất thị lực tạm thời)
  • Tổn thương trên da, có thể dẫn đến tổn thương mô, da ngứa rát và bị kích ứng

Chẩn đoán ngộ độc chlorine

Ngộ độc chlorine là tình trạng khá phổ biến, do vậy không quá khó để chẩn đoán. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể uống nhầm phải các sản phẩm tẩy rửa có chứa chlorine. Trường hợp này sẽ khó khăn trong việc chẩn đoán bởi trẻ em đôi khi không thể trình bày một cách chính xác các cảm giác của chúng. Việc quan trong nhất khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc ở trẻ em là cần đưa đi cấp cứu ngay.

Điều trị ngộ độc chlorine

Cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay nếu trẻ đã tiếp xúc với các sản phẩm chứa chlorine. Không nên tự mình gây nôn cho trẻ tại nhà nếu chưa được sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Nếu chlorine bám lên da hoặc lên mắt, hãy rửa vùng da và mắt dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15 phút.

Nếu bạn vô tình nuốt phải chlorine, hãy uống sữa và nước ngay lập tức, trừ khi bạn bị nôn và co giật.

Nếu bạn hít phải các hợp chất chlorine, hãy cố gắng chạy ra vị trí có không khí trong lành càng sớm càng tốt. Nếu có thể hãy đi lên những nơi có vị trí cao do chlorine nặng hơn không khí.

Nếu bạn bị ngộ độc do nuốt phải các sản phẩm có chứa chlorine, hãy cung cấp cho các bác sỹ các thông tin sau đây để việc điều trị được hiệu quả:

  • Tuổi
  • Cân nặng
  • Tình trạng sức khỏe
  • Sản phẩm đã uống nhầm
  • Lượng chlorine đã uống
  • Thời gian tiếp xúc

Trong phòng cấp cứu, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo các chỉ sống của sự sống như mạch đập, thân nhiệt, huyết áp và nhịp thở. Bác sỹ có thể chỉ định một trong những can thiệp sau để giúp làm giảm triệu chứng và loại bỏ chlorine ra khỏi cơ thể:

  • Cho uống than hoạt tính
  • Một số loại thuốc
  • Truyền dịch
  • Thở oxy

Nhân viên y tế sẽ tiến hành rửa vùng da đã tiếp xúc với chlorine trong vòng vài giờ. Việc phẫu thuật để loại bỏ vùng da bị ảnh hưởng sẽ cần thiết trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng.

Tiên lượng hồi phục khi bị ngộ độc chlorine

Ngộ độc chlorine có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Triển vọng hồi phục phụ thuộc chủ yếu vào lượng chlorine bệnh nhân đã nuốt hay hít phải và thời gian được đưa đi cấp cứu sớm hay muộn. Bạn sẽ có khả năng hồi phục hoàn toàn nếu được can thiệp y khoa sớm.

Phòng ngừa ngộ độc chlorine

Tuân thủ chặt chẽ theo những hướng dẫn khi tiếp xúc với chlorine.

Bảo quản sản phẩm có chứa chlorine trong tủ khóa và xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng các dụng dịch vệ sinh, tẩy rửa và tiệt trùng an toàn trong gia đình

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm