Những bệnh cấp cứu hay gặp ở người già
Bệnh về tim mạch: tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp suy tim cấp. Bệnh về tiêu hóa: chảy máu trong hoặc nôn ra máu (do loét dạ dày, ung thư), ngộ độc thức ăn, nước uống (nhiễm độc cấp, rượu…), đau bụng cấp (do bệnh dạ dày, gan mật, tắc ruột, viêm tụy cấp), tiêu chảy cấp (do nhiễm khuẩn, nhiễm độc), dị vật thực quản (do nuốt vật rắn, hóc xương, răng giả).
Bệnh phổi- hô hấp: viêm phổi cấp, cơn hen phế quản cấp tính, ho ra máu (do giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, do bệnh tim, bệnh máu): tắc thở do trào tắc (nôn mửa nhiều trào tắc khí quản).
Bệnh tâm thần kinh: cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt (do trung ương hay ngoại vi), rối loạn tiền đình nặng.
Ngoài ra còn gặp những chấn thương do: chảy máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy, choáng và các tai nạn khác như: hôn mê do đái tháo đường, ngộ độc thuốc, ngộ độc khí đốt (bếp gas), đuối nước, bỏng (lửa, axít, kiềm).
Những điều CẦN làm
- Bình tĩnh đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh để lạnh quá hay nóng quá. Nếu người bệnh còn tỉnh, nên động viên họ yên tâm, đừng quá hoảng sợ.
- Tìm mọi cách gọi nhân viên y tế đến trong thời gian nhanh nhất để xử lý đúng và kịp thời.
- Nếu bị chấn thương gây chảy máu nhiều, tạm thời dùng băng ép hoặc đặt ga rô cầm máu ngay sát trên chỗ tổn thương. Nếu có gãy xương, đặt nạn nhân nằm bất động hoặc buộc nẹp tạm thời ở tay chân...
- Nếu có điều kiện nên đếm mạch, đo huyết áp và nhiệt độ, dùng đèn pin khám phản xạ đồng tử (nếu giãn to là tiên lượng xấu).
= Hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi nạn nhân ngưng thở và ngưng tim. Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp nhân viên y tế khó đến kịp, đảm bảo vận chuyển đúng cách.
Những điều KHÔNG ĐƯỢC làm
- Vội vàng xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo khi chưa có chỉ định.
- Hoảng hốt, di chuyển bệnh nhân không đúng cách hoặc vội vã cõng, vác người bệnh chạy chỗ này chỗ khác.
- Tiêm hay cho uống thuốc khi chưa rõ bệnh, chưa có chỉ định của thầy thuốc.
- Tập trung đông người gây ồn ào, ngột ngạt làm người bệnh thêm hoảng sợ. Để bệnh nhân bị lạnh quá hoặc nóng quá.
Một số cách sơ cứu điển hình cho người cao tuổi :
Sơ cứu cho người cao tuổi khi gãy xương đùil Cách sơ cứu cho người cao tuổi tại gia đình nên làm như sau: buộc chân đau vào chân lành ở 3 đoạn: cổ chân với cổ chân, đầu gối với đầu gối, đùi với đùi, sau đó đặt nhẹ nạn nhân lên cáng (tốt nhất là cáng cứng không dùng võng) rồi hãy vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được khám và xử trí.
Việc dùng nẹp cố định đòi hỏi phải có kiến thức nhất định và kinh nghiệm nếu không có thể sẽ làm cho tình trạng nặng thêm. Để phòng gãy cổ xương đùi các cụ nên lưu ý tránh không nên đi "chân trần" vì đi chân trần gặp phải những chỗ rêu bẩn sẽ gây cảm giác "ghê người" dễ bị ngã; nên đi dép mềm, có quai hậu, mặt dưới của dép phải ma sát tốt, khi cần đi xa nên có người phụ giúp và nên dùng gậy chống.
Sơ cứu cho người cao tuổi khi bị tăng huyết áp: Khi bị tăng huyết áp, cần để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm huyết áp càng tăng cao. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.
Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt. Loại nước uống này sẽ giúp giãn mạch, điều chỉnh rối loạn lipid trong máu và ổn định huyết áp. Sơ cứu cho người cao tuổi khi bị tụt huyết áp Tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân.
(Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp) Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh