Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể như thế nào? (Phần 1)

Từ "bão" máu cho đến phổi tổ ong, dưới đây là góc nhìn về tác động của COVID-19 đến các cơ quan trong cơ thể.

Tuy vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus corona chủng mới đang gây ra đại dịch trên toàn cầu. Nhưng có một điều chắc chắn là, COVID-19 có thể làm rấy lên một cơn “bão” bên trong cơ thể.

Điều đó vốn là bản chất của các chủng virus corona có thể lây từ động vật sang người, điển hình như SARS và MERS. Không giống những anh em gây cảm lạnh thông thường, virus corona chủng mới này có thể nhóm lên “ngọn lửa virus” lan tỏa đến các cơ quan trong cơ thể, và đó chính là tình trạng của cơ thể khi mắc COVID-19 ở thể nặng.

Điều này cũng lý giải phần nào vì sao COVID-19 đã gây tử vong cho số lớn người mắc chỉ trong vòng vài tuần bùng phát dịch, cao hơn số ca tử vong của SARS. Tuy tỉ lệ tử vong do COVID-19 có vẻ chỉ bằng 1/5 so với SARS, nhưng tốc độ lây lan lại nhanh hơn nhiều lần.

Do vậy, thay vì đợi đến khi bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus, biện pháp chẩn đoán đã bao gồm việc chụp phổi để phát hiện các đặc điểm đặc thù của viêm phổi do COVID-19. Biện pháp này đem đến hi vọng sẽ giúp chính quyền có thể phát hiện và cách ly các ca bệnh nhanh hơn.

Nhưng điều gì thực sự xảy ra bên trong cơ thể khi bị nhiễm virus corona chủng mới? Virus corona chủng mới về mặt di truyền có sự tương đồng với SARS đến mức virus này đã được đặt tên là SARS-CoV-2. Vì vậy, chúng tôi đã kết hợp những nghiên cứu về dịch COVID-19 với các nghiên cứu về SARS và MERS để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

Phổi: Mục tiêu đầu tiên

Với hầu hết bệnh nhân, COVID-19 bắt đầu và kết thúc tại phổi bởi vì, cũng giống như bệnh cúm, virus corona gây bệnh về hô hấp.

COVID-19 lây lan khi một người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi, phun ra những giọt bắn có chứa virus và lây truyền cho bất cứ ai tiếp xúc gần. Triệu chứng của COVID-19 có phần tương tự với bệnh cúm: Bệnh nhân bắt đầu sốt và ho, sau đó có thể tiến triển thành viêm phổi hoặc nghiêm trọng hơn.

Sau khi SARS bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới báo cáo rằng bệnh thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Sự nhân lên của virus, tăng phản ứng miễn dịch, và phá hủy phổi. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng sẽ trải qua cả 3 giai đoạn – thực tế, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân SARS bị suy hô hấp, triệu chứng điển hình của các ca nặng. Tương tự, dựa trên các nghiên cứu sơ bộ, COVID-19 gây ra các triệu chứng nhẹ trên 82% các ca bệnh và phần còn lại là các ca bệnh nặng và nguy hiểm đến tính mạng.

Trong những ngày đầu mắc bệnh, SARS-CoV-2 xâm nhập vào các tế bào phổi một cách nhanh chóng. Các tế bào này được chia thành 2 loại: Một loại tiết ra dịch nhầy và một loại có các cấu trúc giống lông.

Các dịch nhầy giúp bảo vệ các mô phổi khỏi các mầm bệnh, giữ cho phổi không bị khô. Còn các cấu trúc lông giúp dọn dẹp các bụi bẩn được hít vào như phấn hoa hoặc virus.

Các nhà khoa học giải thích rằng SARS tấn công và giết chết các tế bào lông, làm cho con đường thông khí trong phổi bị lấp đầy bởi các bụi bẩn, tác nhân gây bệnh và các chất dịch. Họ cho rằng điều tương tự cũng xảy ra với SARS-CoV-2 do nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 có dấu hiệu mắc viêm phổi ở cả hai bên phổi, đi kèm với triệu chứng khó thở.

Đó là lúc bước sang giai đoạn hai của quá trình mắc bệnh và hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Virus xâm nhập đánh thức hệ miễn dịch và cơ thể bắt đầu đáp trả bằng cách cử các tế bào miễn dịch đến phổi để dọn dẹp và sửa chữa các mô phổi bị tổn thương.

Thông thường, quá trình viêm này được điều khiển chặt chẽ và chỉ giới hạn ở vùng bị tấn công. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh mẽ và sẽ tiêu diệt bất cứ thứ gì trên đường đi của chúng, bao gồm cả các mô khỏe mạnh của cơ thể. Vì vậy sẽ dẫn đến việc cơ thể bị tổn thương nhiều hơn do hoạt động của hệ miễn dịch.

Sang đến giai đoạn thứ 3, phổi tiếp tục bị tổn thương nặng nề hơn – có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn này không tử vong, họ vẫn có thể mang các tổn phương phổi vĩnh viễn sau khi khỏi bệnh. Theo WHO, SARS gây ra các lỗ trên phổi, giống như tổ ong vậy – và tổn thương này cũng được thấy trên bệnh nhân mắc COVID-19.

Các lỗ hổng này sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn với mục đích “sửa chữa” các tổn thương. Tuy nhiên điều này cũng sẽ làm xuất hiện các sẹo, vừa bảo vệ lại vừa làm phổi co cứng hơn.

Khi ở trong tình trạng đó, bệnh nhân thường sẽ phải dùng máy thở. Hơn nữa, tình trạng viêm cũng làm tăng độ thẩm thấu của màng giữa túi khí và mạch máu, làm cho phổi tràn đầy dịch, ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa máu. Trong nhiều ca nghiêm trọng, lý do bệnh nhân không thể thở được chính là do phổi bị tràn dịch.

(Còn tiếp...)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ biến chứng COVID-19 cao hơn?

 

Theo National Geographic
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm