Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị chứng tụt lợi

Tụt lợi là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi. Tụt lợi có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý và gây ra sự mất thẩm mỹ rất lớn.

Điều trị chứng tụt lợi

Nếu bạn để ý thấy rằng răng của mình trông dài ra một chút hoặc nướu của bạn bỗng dưng bị kéo tụt lại so với răng, bạn có thể đang bị tụt lợi. Tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân nghiêm trọng nhất đó là do bệnh nha chu, cũng có tên khác là bệnh về nướu. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nha chu nhưng vẫn có phương pháp để giúp kiểm soát được bệnh.

Đối với những người có hàm răng khỏe mạnh, nướu sẽ có màu hồng và đường viền nướu xung quanh tất cả các chân răng khá đồng nhất. Tuy nhiên, khi bị tụt lợi, nướu sẽ bị viêm và lợi sẽ tụt xuống làm lộ gần như toàn bộ phần chân răng.

Tụt lợi là căn bệnh có xu hướng diễn biến chậm, do vậy điều quan trọng là bạn cần phải theo dõi răng miệng hàng ngày. Nếu bạn lưu ý thấy mình có dấu hiệu của bệnh tụt lợi, hãy tới nha sỹ càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng của bệnh tụt lợi

Ngoài hiện tượng lợi tụt xuống hẳn làm lộ phần chân răng, căn bệnh này còn gây ra một triệu chứng khác như:

  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nướu sưng đỏ
  • Có vị lạ trong miệng
  • Rụng răng

Bạn có thể thấy được rằng cảm giác khi cắn vào thức ăn có sự thay đổi so với trước kia. Nướu cũng đôi khi có cảm giác đau. Một trong những mối lo ngại chủ yếu đối với tình trạng tụt lợi đó là răng miệng sẽ dễ trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đây là lý do tại sao việc tới nha sỹ thường xuyên và có thói quen chăm sóc răng miệng là vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân gây tụt lợi

Tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là do bệnh nha chu. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Tuổi già
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Mắc một số căn bệnh, như bệnh tiểu đường

Liệu bàn chải đánh răng có thể gây tình trạng tụt lợi hay không

Chải răng quá mạnh cũng có thể gây tụt lợi. Dưới đây là một số lời khuyên cho việc chải răng:

  • Sử dụng một bàn chải mềm thay vì bàn chải có lông cứng
  • Chải nhẹ răng, không nên dùng sức chải răng thật mạnh
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và mỗi lần ít nhất trong khoảng 2 phút

Các nguyên nhân khác gây tụt lợi

  • Các chấn thương khi chơi thể thao hoặc chấn thương vùng miệng có thể gây tụt lợi.
  • Hút thuốc lá cũng gây tổn thương lợi.
  • Bạn cũng có thể bị tụt lợi khi răng của bạn bị mọc lệch, mọc không đều. Phần chân răng bị lộ quá nhiều, răng mọc lệch có thể đẩy lợi lệch ra ngoài.
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn cũng có nguy cơ cao bị tụt lợi.

Chẩn đoán

Nha sỹ thường sẽ phát hiện ngay ra được tình trạng tụt lợi khi quan sát răng miệng của bạn. Nếu bạn thường xuyên theo dõi chặt chẽ răng miệng thì bạn cũng có thể biết được những răng nào đang bị tụt khỏi lợi.

Tụt lợi có xu hướng diễn biến từ từ. Bạn có thể lưu ý thấy một sự thay đổi tại nướu sau một thời gian. Do vậy, thời điểm đi kiểm tra răng định kỳ tại nha sỹ có thể giúp bạn phát hiện ra căn bệnh này.

Điều trị tụt lợi

Hiện tượng tụt lợi không thể hồi phục, nghĩa là mô lợi đã bị tụt khỏi chân răng sẽ không có khả năng mọc lại được. Tuy nhiên vẫn có những biện pháp giúp giảm tiến triển của bệnh. Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tụt lợi là do thói quen đánh răng hay do vệ sinh răng miệng kém, hãy trao đổi với nha sỹ về việc lựa chọn một loại bàn chải phù hợp và sử dụng chỉ nha khoa. Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám giữa các kẽ răng cũng có hiệu quả tốt.

Tụt lợi mức độ nhẹ có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn ở những vị trí xung quanh lợi bị tụt. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của các bệnh về nướu khác.

Trong một số trường hợp bạn có thể đến nha sĩ để được chữa trị tận gốc bằng một biện pháp gọi là SRP (scaling and root planing – làm sạch cao răng và chân răng).  Với cách này, nha sĩ không chỉ lấy đi toàn bộ cao răng bám dính trên hai hàm lợi mà còn mài nhẵn các mấu ráp, sần trên chân răng (nơi tập trung nhiều vi khuẩn) để bề mặt chân răng nhẵn và sạch sẽ.

Nếu bạn bị tụt lợi mức độ nặng, một kỹ thuật gọi là cấy ghép lợi có thể giúp hồi phục mô lợi đã bị kéo tụt khỏi răng. Phương pháp này bao gồm việc lấy mô lợi ở một vị trí nào đó trong miệng để cấy ghép vào vị trí lợi đã bị tụt khỏi chân răng. Sau một thời gian khi vết cấy ghép liền lại, phần lợi được cấy có thể giúp bảo vệ chân răng và phục hồi thẩm mỹ của răng.

Triển vọng điều trị

Tụt lợi có ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ của khuôn mặt cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và thậm chí gây rụng răng. Bạn có thể làm chậm lại hay ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh tụt lợi bằng nhiều biện pháp. Tốt nhất là nên tới nha sỹ kiểm tra răng 2 lần/năm và tuân thủ theo hướng dẫn của nha sỹ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nếu tình trạng tụt lợi trở nên nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc đến phương pháp cấy ghép lợi hoặc các biện pháp điều trị được khuyến cáo khác.

Mẹo nhỏ giúp phòng các bệnh răng miệng

Một lối sống lành mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu để phòng các bệnh răng miệng: một chế độ dinh dưỡng cân bằng và từ bỏ thuốc lá có vai trò vô cùng quan trọng.

Hãy cố gắng đến nha sỹ 2 lần/năm, ngay cả khi bạn là đối tượng luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng thì vai trò của nha sỹ trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng là rất cần thiết để có thể điều trị khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe răng miệng và cơ thể

Ths.Bs.Cao Thanh Hóa - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm